Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
Cập nhật:
03/05/2018 09:58
Lượt xem:
805
Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13
Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13
Nội dung tư vấn về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo:
1. Quy định về hoàn trả chi phí đào tạo
Theo Điều 43 Bộ luật lao động 2012 và Điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp, quy định như sau:
Người lao động “Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 Bộ luật này” hay “phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo”.
Theo đó, pháp luật chỉ quy định người lao động phải hoàn trả, bồi hoàn chi phí đào tạo. Tức là người lao động không phải bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động. Mà chỉ phải hoàn trả cho người sử dụng lao động với mức bằng chi phí mà người sử dụng lao động đã bỏ ra để đào tạo người lao động.
Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo
2. Khi nào người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo?
Căn cứ Điều 43 Bộ luật lao động 2012 quy định nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
“1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”
Như vậy, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì có trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động trong trường hợp có phát sinh chi phí đào tạo.
Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật được quy định tại Điều 41 BLLĐ 2012.
Luật Tia Sáng
Xin chân thành cảm ơn