THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ KHÁCH SẠN, DỊCH VỤ LƯU TRÚ NGẮN NGÀY

Cập nhật: 25/02/2023 14:56 Lượt xem: 641

Sau đại dịch Covid-19, trong bối cảnh ngành du lịch được phục hồi, dịch vụ kinh doanh khách sạn và lưu trú ngắn ngày đang có những bước phát triển đáng kể. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy 11 tháng của năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt xấp xỉ 3 triệu người, gấp 21,1 lần so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy ngành du lịch đang có những bước hồi phục đáng kể, mang lại doanh thu và lợi nhuận cho các doanh nghiệp, cá nhân trong ngành.
Do đó, nhu cầu đăng ký kinh doanh liên quan đến ngành dịch vụ khách sạn, lưu trú ngắn ngày cũng tăng cao. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với quý độc giả các vấn đề pháp lý cần lưu ý khi bắt đầu kinh doanh dịch vụ này.


1. Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty kinh doanh khách sạn

Luật Doanh nghiệp 2020;

Luật Đầu tư 2020;

Luật Du lịch 2017;

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

Điều kiện đối với kinh doanh khách sạn

2. Các điều kiện chung bao gồm:

– Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;

– Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch.

3. Các điều kiện cụ thể bao gồm:

3.1. Về cơ sở vật chất

Ít nhất 10 phòng cho một khách sạn, mỗi phòng tối thiểu rộng là 12m2 và 9m2 tùy vào phòng đôi hay phòng đơn. Cơ sở vật chất phải được thiết kế ít nhất tối thiểu đạt tiêu chuẩn một sao.

Phải đảm bảo an toàn, không gần khu vệ sinh công cộng, các cơ sở sản xuất độc hại, các bệnh viện trường học và khoảng cách này ít nhất là 100m và không được liền kề khu vực cần bảo vệ quốc phòng, an ninh theo quy định hiện hành.

Bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng.

3.2. Điều kiện về an ninh, trật tự:

Theo khoản 22 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP khi kinh doanh dịch vụ lưu trú theo Luật Du lịch (Khách sạn thuộc dịch vụ lưu trú) thì doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện về an ninh, trật tự. Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự được quy định tại Điều 7, Điều 8 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP:

1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

4. Kinh doanh dịch vụ lưu trú (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp) phải có điều kiện về phương án bảo đảm an ninh, trật tự.

3.3. Về điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy

Những nội quy phòng cháy chữa cháy trong khách sạn nằm trong các điều tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP, tùy thuộc vào số tầng và tổng khối tích của khách sạn mà có các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy khác nhau được quy định tại điều 5 của nghị định này. Cụ thể có 2 nhóm là:

- Phụ lục III: Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.500 m3 trở lên.

- Phụ lục IV: Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3.

3.4. Điều kiện về an toàn thực phẩm

Để kinh doanh nhà hàng trong khách sạn bạn cần lưu ý các điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm theo quy định tại Điều 10 Luật an toàn thực phẩm:

“Điều 10. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm

1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

c) Quy định về bảo quản thực phẩm.”

Bên cạnh đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì đối với nhà hàng trong khách sạn ở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

4. Các giấy phép cần có khi kinh doanh khách sạn

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Khi kinh doanh khách sạn, Quý khách hàng sẽ thực hiện đăng ký ngành nghề Dịch vụ lưu trú ngắn ngày với mã ngành 5510. Đối với những khách sạn có kết hợp cung cấp dịch vụ ăn uống thì có thể tham khảo thêm một số mã ngành:

STT  Tên ngành nghề Mã ngành nghề
1

Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới)

5621
2

 

Dịch vụ ăn uống khác 

5629
3 Dịch vụ phục vụ đồ uống 5630
 
 
 
 
 
 

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy;

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Thời gian thực hiện 30 – 40 ngày có giấy chứng nhận vệ sinh An toàn thực phẩm
  • Cơ quan cấp: Ban quản lý an toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận (thuộc sở Y tế)
  • Doanh nghiệp phải tổ chức các khóa đào tạo, kiểm tra sức khỏe cho nhân viên
  • Thời hạn của giấy chứng nhận là 3 năm

- Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường

Lưu ý: Khách sạn phải có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ. Trong thời hạn ba tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh sách sạn phải gửi một bộ hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch đến Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch sở tại để thẩm định, xếp hạng hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, xếp hạng theo quy định.

---------------------------------------

CÔNG TY LUẬT TIA SÁNG

(BRIGHT LAW, STEADY TRUST)

“Bright law, steady trust - Sáng pháp lý, vững niềm tin”

Phòng 2.3 Tầng 2, Tòa nhà Indochina, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

𝟎𝟗𝟖𝟗𝟎𝟕𝟐𝟎𝟕𝟗 (𝑳𝑺 𝑳𝒆̂ 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑻𝒓𝒂𝒏𝒈)

𝟎𝟗𝟎𝟔𝟐𝟏𝟗𝟐𝟖𝟕 (𝑳𝑺 𝑵𝒈𝒖𝒚𝒆̂̃𝒏 𝑻𝒉𝒊̣ 𝑩𝒊́𝒄𝒉 𝑵𝒈𝒐̣𝒄)

tiasanglaw@gmail.com

https://www.facebook.com/LightLaw.TiaSang/

http://tiasanglaw.com/

Trân trọng!

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang