Sim điện thoại có được xem là di sản thừa kế hay không?

Cập nhật: 18/03/2023 12:32 Lượt xem: 749

Luật Tia Sáng nhận được rất nhiều thông tin từ bạn đọc về thừa kế sim điện thoại. Vì có một số trường hợp, các bạn muốn thừa kế lại sim điện thoại số đẹp. Vậy thì sim điện thoại có được xem là di sản thừa kế và nằm trong danh sách để thừa kế hay không?

 Luật Tia Sáng nhận được rất nhiều thông tin từ bạn đọc về thừa kế sim điện thoại. Vì có một số trường hợp, các bạn muốn thừa kế lại sim điện thoại số đẹp. Vậy thì sim điện thoại có được xem là di sản thừa kế và nằm trong danh sách để thừa kế hay không? Hãy cùng Tia Sáng tìm hiểu cụ thể hơn thông qua bài viết sau đây:

Sim điện thoại số đẹp có được xem là di sản thừa kế?

Khoản 7 Điều 4 Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 quy định: “Đất đai; tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước, tài nguyên Internet, phổ tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và các tài nguyên khác do Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật”. Như vậy, kho số viễn thông là một trong số các loại tài sản công.

Mặc khác, theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 thì tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Do đó, người dùng chỉ có quyền sử dụng số điện thoại chứ không thực sự sở hữu số điện thoại đó, kể cả với sim số đẹp. Người dùng chỉ có thể mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng số điện thoại của mình.

Quyền sử dụng số điện thoại được xác lập dựa trên sự thoả thuận (hợp đồng dịch vụ viễn thông) giữa người dùng và nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông. Trong suốt quá trình sử dụng, người dùng phải thực hiện, tuân thủ theo các chính sách của nhà mạng. Thậm chí, trong một số trường hợp nếu người dùng vi phạm một số quy định của nhà mạng cũng có thể bị thu hồi số điện thoại.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng sẽ chấm dứt trong trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết (hợp đồng do chính cá nhân đó thực hiện). Do đó, khi người dùng chết thì hợp đồng giữa người dùng và nhà mạng cũng sẽ chấm dứt thực hiện. Số điện thoại sẽ không thuộc khối di sản thừa kế của người mất.

Kết Luận

Số điện thoại không phải là tài sản cá nhân, mà nó là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước cấp quyền sử dụng số điện thoại cho cá nhân theo quy định của pháp luật.

Khi đó, cá nhân được quyền mua bán, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng số điện thoại cho cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

 

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang