QUYỀN TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM

Cập nhật: 16/03/2023 14:27 Lượt xem: 359

Hộ gia đình, cá nhân là một trong các chủ thể có quyền tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Theo Điều 3 khoản 29 Luật Đất đai 2013, “hộ gia đình sử dụng đất” cần phải thoả mãn đủ các tiêu chí luật định, chẳng hạn như: “những người có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình”,... Theo Điều 16, Điều 19 Bộ luật dân sự 2015, cá nhân khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ pháp luật đất đai nói riêng đều cần phải đáp ứng điều kiện về năng lực pháp luật dân sự đầy đủ và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

 

Để tặng cho quyền sử dụng đất, trước hết hộ gia đình, cá nhân phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với phần đất họ muốn tặng cho. Theo đó cần đáp ứng các điều kiện sau: (1) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013); (2) Đất tặng cho không có tranh chấp; (3) Quyền sử dụng đất tặng cho không bị kê biên thi hành án; (4) Quyền sử dụng đất muốn tặng cho còn trong thời hạn sử dụng đất.

Hiện nay theo Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất của mình trong 08 trường hợp:

     (1) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì được tặng cho quyền sử dụng đất cho các đối tượng gồm: Nhà nước; cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; tặng cho các cá nhân hoặc hộ gia đình khác hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được quy định tại Điều 186 khoản 1 Luật Đất đai 2013 (Điều 179 khoản 1 điểm e Luật Đất đai 2013).

     (2) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất, thu tiền thuê đất hằng năm thì chỉ được tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê, còn người được tặng cho trong trường hợp trên sẽ được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã xác định (Điều 179 khoản 2 điểm c Luật Đất đai 2013).

     (3) Hộ gia đình, cá nhân thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất mà trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, thì được tặng cho quyền sử dụng đất như các trường hợp tại Điều 179, khoản 1 Luật Đất đai 2013 (Điều 179 khoản 3 điểm a).

     (4) Hộ gia đình, cá nhân thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất mà trả tiền thuê đất hằng năm thì được tặng cho quyền sử dụng đất như các trường hợp tại Điều 179, khoản 2 Luật Đất đai 2013 (Điều 179 khoản 3, điểm b Luật Đất đai 2013).

     (5) Hộ gia đình, cá nhân “đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó”, mà muốn thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất thì chỉ được tặng cho “hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó” (Điều 192 khoản 1 Luật Đất đai 2013).

     (6) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước “giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ” thì bên được tặng cho chỉ có thể là “hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó” (Điều 192 khoản 2 Luật Đất đai 2013).

     (7) Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất mà muốn tặng cho quyền sử dụng đất đã được Nhà nước “giao đất theo chính sách hỗ trợ” thì thời hạn thực hiện quyền tặng cho là sau 10 năm “kể từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ” (Điều 192 khoản 3 Luật Đất đai 2013).

     (8) Hộ gia đình, cá nhân có thể tặng cho quyền sở hữu nhà ở gắn liền quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở (Điều 179 khoản 1 điểm e; Điều 186 khoản 1 Luật đất đai 2013).

Nhìn chung, quyền tặng cho quyền sử dụng đất của người sử dụng đất nói chung và của hộ gia đình, cá nhân nói riêng mang ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao khả năng điều chỉnh của hệ thống pháp luật quốc gia đối với sự đa dạng của quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật đất đai nói riêng.

Mọi vướng mắc pháp lý cần tư vấn Qúy khách hàng hãy liên hệ Luật Tia Sáng để được tư vấn, hỗ trợ.

CÔNG TY LUẬT TIA SÁNG

Phòng 2.3 Tầng 2, Tòa nhà Indochina, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

ĐT: 𝟎𝟗𝟖𝟗𝟎𝟕𝟐𝟎𝟕𝟗 (Zalo) (𝑳𝑺 𝑳ê 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑻𝒓𝒂𝒏𝒈)

ĐT: 𝟎𝟗𝟎𝟔𝟐𝟏𝟗𝟐𝟖𝟕 (Zalo) (𝑳𝑺 Nguyễn Thị Bích Ngọc)

tiasanglaw@gmail.com

https://www.facebook.com/LightLaw.TiaSang/

http://tiasanglaw.com/

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang