NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN CÓ ĐƯỢC ĐỨNG TÊN TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở?
Cập nhật:
10/05/2019 14:11
Lượt xem:
901
Khi có người muốn tặng cho tài sản là bất động sản, hoặc khi bạn muốn nhận chuyển nhượng (mua) tài sản là bất động sản như Quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và muốn để cho con của bạn đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, vấn đề là con của bạn chưa đủ tuổi thành niên (chưa đủ 18 tuổi) thì có được không? Bao gồm những thủ tục gì?
Trong cuộc sống gia đình thông thường mọi tài sản có giá trị lớn như Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đều do chồng hoặc vợ đứng tên chủ sử dụng và sở hữu vì bản chất tài sản này có được là do công sức của vợ chồng cùng nhau tạo lập nên hoặc khi vợ hoặc chồng được nhận tặng cho hay thừa kế riêng. Bên cạnh đó cũng có trường hợp như ông bà muốn cho riêng cháu của mình, hoặc khi vợ chồng nhận chuyển nhượng (mua) tài sản là bất động sản nhưng lại muốn để cho con mình đứng tên khi cháu, con mình chưa đủ tuổi thành niên. Đây là trường họp rất hay gặp phải trong các vụ sự liên quan đến Luật đất đai.
Vậy thì:
Người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) khi muốn đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì cần những thủ tục gì? Và thủ tục có gì khác so với người đã thành niên.
Người chưa thành niên khi đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì có những hạn chế gì? Có rủi ro gì không?
Làm gì để đảm bảo đầy đủ quyền lợi (chủ sử dụng, sở hữu)của người chưa thành niên khi đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất?
Người chưa thành niên khi đã đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà muốn thực hiện các giao dịch như tặng cho, chuyển nhượng, thế chấp….thì có được không? Và phải cần những thủ tục gì?