CHỦ NỢ BỊ BẮT, CON NỢ CÓ ĐƯỢC XÓA NỢ HAY KHÔNG?

Cập nhật: 05/04/2023 13:05 Lượt xem: 481

Việc vay tiền online, vay tiền nhanh, vay trả góp qua các app tín dụng hoặc các công ty tài chính như FE Credit, F88, Home Credit rất được ưa chuộng hiện nay. Ưu điểm khi sử dụng cách thức vay tiền này là nhanh chóng, không giới hạn khoản vay, không cần nhiều giấy tờ. Tuy nhiên, lãi suất của các khoản vay này sẽ cao hơn lãi suất vay tại các ngân hàng.

 Vừa qua, một số công ty tài chính như F88, Home Credit bị cơ quan cảnh sát điều tra – Công an thành phố Hồ Chí Minh phong tỏa, khám xét, điều tra. Nhiều người dân thắc mắc trong trường hợp các tổ chức này bị “xóa sổ”, người vay tiền có được xóa phần nợ gốc và lãi hay không?

1. Có được xóa nợ khi chủ nợ bị bắt hay không?

Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015, người vay tiền phải có nghĩa vụ trả đủ tiền cho người cho vay khi đến hạn. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, pháp luật dân sự quy định trả nợ là nghĩa vụ bắt buộc của người vay. Vay nợ gốc bao nhiêu thì phải trả đủ bấy nhiêu. Đối với phần lãi suất, hai bên được phép thỏa thuận lãi suất cho vay nhưng không quá mức giới hạn tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 (tức không quá 100%/năm). Trong trường hợp nợ gốc quá hạn thì người vay phải trả thêm lãi trên phần nợ gốc quá hạn.

Trong trường hai bên có thỏa thuận lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất quy định của pháp luật thì người vay tiền không có nghĩa vụ phải trả phần lãi vượt quá giới hạn quy định (phần lãi vượt quá 100%/năm).

Tuy nhiên, một số công ty tín dụng hiện nay không thể hiện lãi suất cho vay một cách rõ ràng mà thường ẩn dưới các hình thức như giữ lại một phần tiền ngay từ khi cho vay, tính lãi nhập gốc, tính các loại phí ngoài lãi, như phí thẩm định khoản vay, phí thẩm định tài sản, phí bảo quản tài sản, lãi suất phạt vi phạm, ghi một con số thấp nhưng thu lãi cao hơn,… Điều này khiến cho người vay phải trả một khoản tiền lãi và “phí” rất lớn.

Việc cá nhân hay tổ chức bị bắt để điều tra không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ trả nợ của người vay tiền. Nếu cá nhân cảm thấy mình bị cưỡng đoạt tài sản thì có thể thu thập bằng chứng và trình báo cơ quan công an.

2. Trả nợ cho ai trong trường hợp chủ nợ là công ty tài chính bị giải thể?

Trong trường hợp tổ chức tín dụng bị giải thể thì các khoản nợ và lãi vẫn tồn tại và người vay vẫn phải có trách nhiệm trả nợ. Trước khi giải thể, công ty phải tính toán cộng các khoản nợ chưa đòi được hoặc chưa đến hạn đòi vào giá trị tài sản thuộc sở hữu của công ty. Sau đó, công ty sẽ dùng nó để trả các khoản nợ mà công ty này còn thiếu hoặc có thể chuyển giao quyền đòi nợ cho chủ nợ của mình. Khi đó, người vay tiền sẽ phải trả nợ cho chủ nợ của công ty mà mình vay tiền.

3. Vay tiền nhưng không trả có bị xử lý hình sự hay không?

Nếu người vay tiền cố tình lẩn tránh việc trả nợ và lãi thì có thể bị xử lý hình sự về “Tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Theo đó, nếu người nào vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi có thể bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù có thời hạn lên đến 20 năm.

Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, dù tổ chức, cá nhân cho vay có bị bắt thì người vay tiền vẫn phải có nghĩa vụ trả số nợ và phần lãi đã vay theo quy định của pháp luật. Do đó, người dân cần hết sức thận trọng và cảnh giác trước các dịch vụ “vay tiền nhanh” để bảo vệ mình.

--------------

CÔNG TY LUẬT TIA SÁNG

(BRIGHT LAW, STEADY TRUST)

“Bright law, steady trust - Sáng pháp lý, vững niềm tin”

Phòng 2.3 Tầng 2, Tòa nhà Indochina, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

𝟎𝟗𝟖𝟗𝟎𝟕𝟐𝟎𝟕𝟗 (𝑳𝑺 𝑳𝒆̂ 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑻𝒓𝒂𝒏𝒈)

𝟎𝟗𝟎𝟔𝟐𝟏𝟗𝟐𝟖𝟕 (𝑳𝑺 𝑵𝒈𝒖𝒚𝒆̂̃𝒏 𝑻𝒉𝒊̣ 𝑩𝒊́𝒄𝒉 𝑵𝒈𝒐̣𝒄)

tiasanglaw@gmail.com

https://www.facebook.com/LightLaw.TiaSang/

http://tiasanglaw.com/

Trân trọng!

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang