Xử phạt hành vi vẽ bậy lên di tích lịch sử

Cập nhật: 23/05/2019 08:56 Lượt xem: 758

Vẽ bậy lên di tích lịch sử, văn hóa với mục đích kỷ niệm, thể hiện bản thân không chỉ là hành động "vô văn hóa", đáng lên án trong xã hội mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Hãy cùng Luật Tia Sáng tìm hiểu những cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt ra sao!

 Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật Di Sản Văn Hóa năm 2001 sửa đổi bổ sung năm 2009

- Bộ Luật Hình Sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

- Nghị định 158/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

- Nghị định 28/2017/NĐ-CP

2. Luật sư tư vấn:
Viết, vẽ bậy - thói quen xấu của người Việt

Nếu dạo quanh một vòng những di tích lịch sử xung quanh thủ đô Hà Nội, chúng ta sẽ bắt gặp vô vàn những hình ảnh, những nét khắc trên các di tích lịch sử: Tháp Bút, tháp Hòa Phong, Hoàng Thành Thăng Long, cầu Long Biên… Những nét chữ nguệch ngoạc, những câu nói có thể xem là “vô văn hóa” không còn xa lạ gì tại những nơi này. Điều đáng nói ở đây là mặc dù biết là hành động sai, thiếu ý thức thế nhưng nhiều người vẫn ngang nhiên đặt bút “in dấu” kỷ niệm.

Xử phạt hành vi vẽ bậy lên di tích lịch sử

Tình trạng viết, vẽ bậy lên các di tích lịch sử đã trở thành một “thói quen vô thức” của người Việt và làm biến dạng thành trì mà ông cha bao đời xây dựng. Không những thế nó còn làm méo mó những giá trị văn hóa, nét đẹp truyền thống văn hiến của quốc gia, dân tộc. Thói quen vô thức này đã tạo ra hình ảnh xấu trong mắt du khách quốc tế và gây tổn hại với di sản dân tộc. Vậy phải làm gì để ngăn chặn hành vi thiếu ý thức văn hóa này, có nên đưa ra một khung hình phạt để giáo dục, răn đe với những người “cố tình” viết, vẽ bậy lên di tích lịch sử dân tộc.

Hành vi viết, vẽ bậy lên di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa là hành vi vi phạm pháp luật.

Hành vi này chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật.

Căn cứ theo Điều 13 Luật Di sản văn hóa 2001 sửa đổi, bổ sung 2009:

Điều 13

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa;

2. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;

3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;

4. Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc giá ra nước ngoài;

5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

Thì hành vi viết, vẽ bậy lên di tích lịch sử - văn hóa thuộc trường hợp "Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá" và đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Đồng thời, Luật Di sản văn hóa cũng quy định tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người đó có thể phải bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể tại Điều 71 Luật Di sản văn hóa 2001 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau:

Điều 71

Người nào vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Xử phạt hành chính

Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 158/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 22 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP):

Điều 23. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình văn hóa, nghệ thuật, di sản văn hóa

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn hoặc làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật.

...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
...
c) Sửa chữa, tẩy xóa Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa hoặc Giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại công trình văn hóa, nghệ thuật.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm hư hại nghiêm trọng hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; làm hư hại nghiêm trọng công trình văn hóa, nghệ thuật;
b) Lấn chiếm đất hoặc sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật;
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn chiếm hoặc chấm dứt việc sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;
...
Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm,

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo Điều 345 Bộ luật Hình sự 2015 quy đình về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh, gây hư hại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp gây hư hại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia hoặc cấp quốc gia đặc biệt, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Như vậy, Bộ luật Hình sự đã dự liệu những tội phạm xâm hại di tích và quy định tội danh, hình phạt chặt chẽ. Do đó, đã đến lúc phải khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các đối tượng xâm hại di tích để tăng tính răn đe, ngăn ngừa. Những người có trách nhiệm quản lý di tích ở các địa phương để xảy ra những vụ xâm hại di tích nghiêm trọng cũng cần xem xét xử lý nghiêm minh.

 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

 

 

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 0989.072.079 . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

 

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang