TÒA ÁN CÓ THỂ XÉT XỬ VẮNG MẶT BỊ CÁO HAY KHÔNG?

Cập nhật: 16/02/2023 12:38 Lượt xem: 350

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt hoặc vắng mặt không lý do tại phiên tòa. Điển hình là tại phiên tòa xét xử đại án AIC có 8 bị cáo vắng mặt, trong đó có một bị cáo nộp đơn xin xét xử vắng mặt và được tòa chấp nhận. Vậy, nếu các bị cáo vắng mặt tại phiên tòa, tòa án có thể xét vụ án được hay không?

 1. Bị cáo có thể vắng mặt tại phiên tòa xét xử hay không?

Theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 61 BLTTHS 2015 về nghĩa vụ của bị cáo như sau:

3. Bị cáo có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã; [...]”

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 290 BLTTHS 2015 quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa như sau:

“1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.

Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.

Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.”

Theo đó, về nguyên tắc, bị cáo phải có nghĩa vụ tham gia phiên tòa xét xử theo giấy triệu tập của tòa án trừ trường hợp bị cáo có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nên không thể tham dự phiên tòa.

Trong trường hợp bị cáo vắng mặt không có lý do chính đáng, không thuộc trường hợp được tòa án chấp thuận xét xử vắng mặt thì sẽ bị áp giải theo đúng quy định. Trường hợp nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử sẽ tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo. Trường hợp bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử sẽ tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.

2. Tòa án có được xét xử vắng mặt bị cáo không?

Theo quy định tại khoản 2, Điều 290 BLTTHS 2015, tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp sau:

a) Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;

b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;

c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;

d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.”

Như vậy, nếu bị cáo vắng mặt thuộc một trong các trường hợp trên đây thì tòa án có thể xét xử vắng mặt bị cáo.

Trên đây là một vài chia sẻ của Luật Tia sáng về chủ đề “Tòa án có thể xét xử vắng mặt bị cáo hay không?”

CÔNG TY LUẬT TIA SÁNG

Phòng 2.3 Tầng 2, Tòa nhà Indochina, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

ĐT: 𝟎𝟗𝟖𝟗𝟎𝟕𝟐𝟎𝟕𝟗 (Zalo) (𝑳𝑺 𝑳ê 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑻𝒓𝒂𝒏𝒈)

ĐT: 𝟎𝟗𝟎𝟔𝟐𝟏𝟗𝟐𝟖𝟕 (Zalo) (𝑳𝑺 Nguyễn Thị Bích Ngọc)

tiasanglaw@gmail.com

https://www.facebook.com/LightLaw.TiaSang/

http://tiasanglaw.com/

Trân trọng!

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang