Mẹ “lén lút” chuyển nhượng thửa đất của ba để lại, con có đòi lại được không?

Cập nhật: 12/09/2022 16:36 Lượt xem: 425

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng

 Gần đây, chúng tôi nhận được một yêu cầu tư vấn từ khách hàng, nội dung như sau: Ông A và bà B kết hôn năm 2002, sinh sống cùng nhau và có hai người con chung là C và D. Trong giai đoạn hôn nhân, ông A và bà B có tạo lập được tài sản chung là thửa đất tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2017 ông A mất và không để lại di chúc. Năm 2018, bà B và C đã âm thầm chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất và tài sản gắn liền với đất trên cho người khác mà D không hề hay biết và không tham gia vào bất kỳ quá trình nào của việc chuyển nhượng. D tìm đến văn phòng Công ty Luật Tia Sáng để nhận được tư vấn về vấn đề: liệu D có thể lấy lại được thửa đất do ba mình để lại và chia thừa kế theo pháp luật hay không?

Tư vấn của Luật sư Luật Tia Sáng:

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Như vậy, nếu thửa đất tại huyện Bình Chánh do ông A và bà B nhận chuyển nhượng được từ thu nhập do ông, bà tạo ra thì đây được xem là tài sản chung của ông A và bà B.

Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” Như vậy, thửa đất trên là di sản thừa kế của ông A.

Quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015: “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Do đó, thửa đất tại huyện Bình Chánh nêu trên là di sản thừa kế của ông A, khi ông A mất đi và không để lại di chúc, D là con của ông A sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật. Việc bà B và C chuyển nhượng thửa đất và tài sản với đất mà không có sự đồng ý của D là trái pháp luật, D hoàn toàn có thể khởi kiện và yêu cầu được hưởng phần thừa kế của mình.

 

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang