Con sơ sinh có được hưởng di sản thừa kế từ bố mẹ?

Cập nhật: 18/11/2022 18:51 Lượt xem: 350

Quan hệ về thừa kế luôn nhận được sự quan tâm lớn của xã hội. Có một câu hỏi mà nhiều người đặt ra là trẻ sơ sinh không còn bố mẹ thì có được hưởng di sản thừa kế hay không? Cùng Luật Tia sáng tìm hiểu về vấn đề này.

 Căn cứ theo Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Trong trường hợp người để lại di sản chết không có di chúc để lại hoặc di chúc không hợp pháp, phần di sản sẽ được phân chia theo pháp luật.

Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có đưa ra quy định về việc thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.

Do đó, trẻ sơ sinh có đủ điều kiện để trở thành người thừa kế và nằm trong hàng thừa kế thứ nhất được hưởng di sản thừa kế từ bố mẹ.

Trẻ sơ sinh không còn bố mẹ sẽ là người được giám hộ căn cứ điểm a khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự 2015.

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Khi đó, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được thực hiện theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ”.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh không có người giám hộ đương nhiên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của trẻ có trách nhiệm cử người giám hộ.

Và trong trường hợp này, người giám hộ sẽ có nghĩa vụ quản lý tài sản thừa kế của trẻ sơ sinh theo khoản 3 Điều 55 Bộ luật dân sự 2015.

Như vậy, trẻ sơ sinh vẫn được hưởng di sản thừa kế từ bố mẹ đã mất, tuy nhiên, do chưa thành niên (chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) nên phần di sản thừa kế trẻ sơ sinh được hưởng sẽ do người giám hộ đương nhiên (hoặc được cử ra) quản lý cho đến khi trẻ thành niên.

Trên đây là một vài chia sẻ của Luật Tia sáng về chủ đề “Con sơ sinh có được hưởng di sản thừa kế từ bố mẹ?

Nếu mọi người thấy bài viết này hữu ích thì hãy like và share bài viết nhé.

Cảm ơn mọi người đã xem, mong nhận được phản hồi góp ý, bổ sung từ mọi người để các bài viết sau của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang