Có được quay phim tại các phiên tòa xét xử?

Cập nhật: 18/11/2022 18:46 Lượt xem: 379

Gần đây, một số KOL (Key Opinion Leader, tạm dịch: Người có sức ảnh hưởng), đã lợi dụng sự nổi tiếng và nhiều người theo dõi mình trên các nền tảng mạng xã hội để quay phim, livestream (phát trực tiếp) tại các phiên tòa xét xử nhằm thu hút sự chú ý từ dư luận. Như vậy, hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

 

Theo quy định tại khoản 4 Điều 234 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; khoản 4 Điều 153 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 về nội quy phiên tòa quy định: “Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ”.

Như vậy, các nhà báo muốn ghi âm, ghi hình tại phiên tòa xét xử phải có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa và của đương sự, người tham gia tố tụng khác. Nếu không có sự đồng ý của các chủ thể trên, hành vi ghi âm, ghi hình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng:

“4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

c) Ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự”.

Có thể thấy việc ghi âm, ghi hình không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa và người tham gia tố tụng gây ảnh hưởng đến tính bảo mật, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh,… của các cá nhân, tổ chức tham gia phiên tòa cũng như gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Các cá nhân vi phạm tùy tính chất, mức độ mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Trên đây là một vài chia sẻ của Luật Tia sáng về chủ đề “Có được quay phim tại các phiên tòa xét xử?

Nếu mọi người thấy bài viết này hữu ích thì hãy like và share bài viết nhé.

Cảm ơn mọi người đã xem, mong nhận được phản hồi góp ý, bổ sung từ mọi người để các bài viết sau của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang