Bảo hộ tác phẩm có phụ thuộc vào việc đăng ký bảo hộ hay không? Lợi ích của việc đăng ký so với việc không đăng ký bảo hộ tác phẩm là gì?.

Cập nhật: 10/04/2019 08:52 Lượt xem: 799

Thưa luật sư: Tôi là nhà thơ. Hiện tại tôi đang có một số lượng khá lớn những bài thơ do mình sáng tác. Tôi muốn hỏi việc bảo hộ các tác phẩm của tôi có phụ thuộc vào việc tôi đi đăng ký bảo hộ chúng hay không. Lợi ích của việc đăng ký là gì?

 Luật sư Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)

2. Nội dung tư vấn.

Thứ nhất, với câu hỏi việc bảo hộ tác phẩm có phụ thuộc vào việc đăng ký bảo hộ hay không?

Anh đang là một nhà thơ. Anh tự bỏ công sức, sự sáng tạo của mình ra để có được những bài thơ của mình. Vì vậy, anh là tác giả, là chủ sở hữu đối với những tác phẩm của mình. Tức là anh là người có quyền tác giả đối với các tác phẩm của mình. Điều này được khẳng định là dựa vào quy định sau của Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều 13: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.

Điều 36: Chủ sở hữu quyền tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

Điều 37: Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả

Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

Việc tác phẩm của anh được bảo hộ có phụ thuộc vào việc đăng ký bảo hộ hay không? Thì câu trả lời là không. Bởi theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì căn cứ phát sinh, xác lập quyền tác giả kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Hơn nữa, theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ thì việc đăng ký bảo hộ không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả.

Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ.

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Như vậy, kể cả khi chưa đăng ký bảo hộ thì quyền tác giả cũng sẽ được bảo hộ. Hay nói cách khác nó được bảo hộ một cách tự động. Với điều kiện là tác phẩm đó phải được sáng tạo và được thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định. Có nghĩa là tác phẩm đó phải được tạo ra do công sức của tác giả, phải là sự sáng tạo của bản thân, không được đi sao chép từ các tác phẩm khác. Đồng thời, chúng phải được thể hiện dưới một dạng vật chất như viết ra giấy, lưu bằng văn bản trong máy tính, điện thoại,... Điều này thể hiện việc pháp luật không bảo hộ ý tưởng trong đầu, pháp luật chỉ bảo hộ ý tưởng đã được thể hiện ra mà thôi.

Thứ hai, về lợi ích của việc đăng ký so với việc không đăng ký bảo hộ tác phẩm.

Như đã nói ở trên, việc bảo hộ quyền tác giả, bảo hộ tác phẩm không phụ thuộc vào việc đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chỉ cần tác phẩm đó đáp ứng điều kiện nêu trên thì chúng đã được bảo hộ. Như vậy, ắt hẳn pháp luật quy định về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả là có lý do. Và việc đăng ký bảo hộ chắc chắn phải có lợi hơn so với việc không đăng ký.

Luật Sở hữu trí tuệ quy định như sau:

Điều 49: Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

1. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

2. Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả được thể hiện trong Khoản 3 Điều 49 nêu trên. Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ đối với tác phẩm của mình thì khi có tranh chấp xảy ra, họ không có nghĩa vụ chứng minh. Mà nghĩa vụ đó thuộc về bên không đăng ký bảo hộ tác phẩm. Đây là quy định nhằm khuyến khích việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả, nó giúp cho chủ thể thực hiện việc đăng ký ro vệ tối đa quyền và lợi ích của mình. Vì vậy, nếu có thể thì anh nên đi đăng ký bảo hộ đối với tác phẩm của mình để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho bản thân.

Trên đây là tư vấn của luật sư đối với câu hỏi của quý khách hàng về vấn đề bảo hộ quyền tác giả.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0989.072.079 để được giải đáp.

Trân trọng.

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang