CÁCH NHẬN BIẾT SỔ ĐỎ THẬT HAY GIẢ?

Cập nhật: 27/10/2023 08:27 Lượt xem: 293

Hiện nay, tình trạng nhiều vụ đánh tráo sổ đỏ, lừa bán nhà, đất bằng sổ đỏ giả với những hình thức lừa đảo trên mạng ngày càng phổ biến và tinh vi. Do đó, đối với các vấn đề liên quan đến những giao dịch có giá trị tài sản lớn thì chúng ta nên tìm hiểu kĩ và có một số nhận biết nhất định để đề phòng.

1. Kiểm tra trực tiếp trên sổ đỏ

- Xem xét Mẫu giấy, nội dung được quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

n Kiểm tra thông qua họa tiết hoa văn trên sổ: Sổ làm giả thì hoa văn in trên sổ khác rất nhiều so với hoa văn in trên sổ đỏ thật. Thông thường, GCN giả được in màu kỹ thuật số nên các chi tiết không sắc nét, không có các tổ hợp chấm mực hồng và thậm chí trên cùng một chi tiết in còn có nhiều hạt mực với màu sắc đậm, nhạt khác nhau. Còn đối với GCN thật thì sẽ được in bằng phương pháp in offset nên rất sắc nét, màu mực đồng nhất, trên cùng một chi tiết in sẽ có các tổ hợp chấm mực. Với sổ đỏ ép plastic thì người mua càng cần phải cẩn thận hơn. Bởi lẽ, phương pháp làm giả sổ đỏ phổ biến là quét lại sổ gốc rồi in màu riêng từng mặt, sau đó dán lại với nhau chứ không in 02 mặt vì khó canh đều. Khi dán 02 mặt của một cuốn sổ lại với nhau thì sẽ để lại dấu vết, do đó để khắc phục tình trạng này, người làm giả sẽ đem ép plastic cuốn sổ giả, từ đó khi sờ tay trên mặt sổ đỏ giả, bạn sẽ không thấy những phần in nổi mà chỉ thấy hình ảnh.

n Kiểm tra thông qua quốc huy: Với sổ đỏ thật, Quốc huy Việt Nam được in lồi lên, nội dung rõ ràng; mã số hiệu tại đó được đóng hoặc in bằng phương pháp in Typo vào chính giữa dấu nổi. Nếu sổ đỏ giả, hình dấu Quốc huy được in lõm, không rõ nội dung; mã số hiệu được tạo bằng phương pháp in màu kỹ thuật số nên thường bị lệch so với hình dấu nổi.

n Kiểm tra con dấu và chữ ký: Một số trường hợp sổ đỏ giả có thông tin về con dấu và chữ ký không thống nhất, chẳng hạn chức danh đề ký thay chủ tịch UBND nhưng phần con dấu lại ghi Chủ tịch. Do vậy, nếu thấy dấu hiệu này thì có thể đó là sổ giả.

n Kiểm tra thông tin mã vạch: Căn cứ thông tư 23/2014/TT-BTNMT, người mua có thể kiểm tra qua các thông tin liên quan đến nội dung trên GCN, đặc biệt là thông qua mã vạch được in ở cuối trang của giấy chứng nhận. Cụ thể:

Mục đích của mã vạch: mã vạch được dùng để quản lý, tra cứu thông tin trên GCN và cấp hồ sơ giấy chứng nhận.

Thông tin mã vạch: mã vạch có cấu trúc dưới dạng MV= MX.MN.ST

sMX là mã vạch đơn vị hành chính cấp xã nơi có thửa đất
sMN là mã vạch của năm cấp GCN, bao gồm 02 chữ số sau cùng của năm ký cấp GCN
sST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với GCN được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cẩn trọng trong quá trình giao dịch mua bán nhà đất: Trong quá trình giao dịch, mua bán nhà đất, nếu thấy đối tác có các dấu hiệu bất thường như đưa ra mức giá bán thấp hơn hoặc giá mua cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của thị trường; luôn hối thúc giao dịch nhanh; quá thoải mái, dễ dãi khi thực hiện đàm phán; cung cấp thông tin mập mờ… thì người mua phải đặc biệt chú ý và kiểm tra giấy tờ cẩn thận.

2. Kiểm tra tại văn phòng đăng ký đất đai

Nếu muốn kiểm tra thông tin về GCN thì hộ gia đình, cá nhân phải tải phiếu theo mẫu số 01/PYC và điền đầy đủ và chính xác thông tin. Sau đó thực hiện đầy đủ các bước như sau:

Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu

n Nộp trực tiếp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
n Gửi qua đường bưu điện.
n Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu

Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính cho người có yêu cầu. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết. Sau khi hộ gia đình, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

Bước 3: Trả kết quả

n Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
n Nếu người mua không tự kiểm tra hoặc không kiểm tra được tại văn phòng đăng ký đất đai thì có thể thực hiện thủ tục đăng ký biến động, khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động thì cơ quan đăng ký đất đai sẽ quét mã vach, qua đó có thể phát hiện ra được đây là giấy chứng nhận thật hay là giả.

Bài viết trên đây đã giới thiệu một số cách thức được đúc kết từ các quy định pháp luật hiện hành để kiểm tra sổ đỏ là thật hay là giả, từ đó giúp bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người dân một cách tốt nhất.

---------------
CÔNG TY LUẬT TIA SÁNG
(BRIGHT LAW, STEADY TRUST)
“Bright law, steady trust - Sáng pháp lý, vững niềm tin”
Phòng 2.3 Tầng 2, Tòa nhà Indochina, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
𝟎𝟗𝟖𝟗𝟎𝟕𝟐𝟎𝟕𝟗 (𝑳𝑺 𝑳ê 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑻𝒓𝒂𝒏𝒈)
𝟎𝟗𝟎𝟔𝟐𝟏𝟗𝟐𝟖𝟕 (𝑳𝑺 𝑵𝒈𝒖𝒚𝒆̂̃𝒏 𝑻𝒉𝒊̣ 𝑩𝒊́𝒄𝒉 𝑵𝒈𝒐̣𝒄)
tiasanglaw@gmail.com
http://tiasanglaw.com/
http://luattiasang.vn
https://www.facebook.com/LightLaw.TiaSang/
Trân trọng!

 

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang