Dịch vụ quản trị tài sản trí tuệ

Cập nhật: 15/11/2017 16:03 Lượt xem: 834

Dịch vụ quản trị tài sản trí tuệ tại Công ty luật Tia Sáng bao gồm: Phân loại tài sản trí tuệ, đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ và bảo vệ tài sản trí tuệ...

 Hiện nay làn sóng Khởi Nghiệp ở nước ta đang tạo ra nhiều tài sản trí tuệ (TSTT) trong nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng. Trong bài dưới đây, Công ty luật Tia Sáng xin lưu ý 3 vấn đề quản trị tài sản trí tuệ (phân loại, đăng ký, sử dụng và bảo vệ TSTT) nhằm nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của Khởi Nghiệp.

Dịch vụ quản trị tài sản trí tuệ

Thống kê, đánh giá và phân loại các tài sản trí tuệ
Đây là công việc đầu tiên của quản trị tài sản trí tuệ cần làm khi Khởi Nghiệp dựa theo bản chất và quy định của pháp luật đối với từng đối tượng.

- Đối tượng TSTT được xác lập không cần đăng ký, như tên thương mại, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu nổi tiếng.

- Đối tượng TSTT chỉ được xác lập thông qua đăng ký như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa...

Đối với tên thương mại và bí mật kinh doanh: Doanh nghiệp cần xem xét các đối tượng đó có thỏa mãn các tiêu chí bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ hay không. Thí dụ, tên thương mại của doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo hộ, nếu đáp ứng được thuộc tính phân biệt giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực, địa bàn kinh doanh và đã được sử dụng trên thực tế.

Đối với bí mật kinh doanh bao gồm bí quyết kỹ thuật và bí mật thương mại: Cần xem các bí quyết kỹ thuật (know-how) hay bí mật thương mại (phương án sản xuất, kinh doanh, danh sách khách hàng…) hiện có của doanh nghiệp có được bảo mật phù hợp với các quy định của pháp luật hay không?

Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ
Sau khi phân loại các đối tượng TSTT doanh nghiệp cần chủ động đăng ký bảo hộ: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, giải pháp hữu ích… Nếu không tuân thủ các quy định theo Luật Sở hữu trí tuệ thì các TSTT mà doanh nghiệp phải gian lan tạo dựng sẽ không bao giờ có thể thành "tài sản" để khai thác thương mại.

Doanh nghiệp cần ghi nhớ rằng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp một văn bằng bảo hộ cho sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay nhãn hiệu hàng hóa nào thỏa mãn tiêu chuẩn bảo hộ, nhưng nộp đơn sớm nhất. Bài học cay đắng của nhiều doanh nghiệp Việt nhắc nhở ta về về việc nộp muộn đơn dẫn đến sự ngậm ngùi nhìn xem các tổ chức, cá nhân nước ngoài “hớt tay trên” các TSTT của mình!

Điều cần nhớ nữa: Trước khi thực hiện đăng ký, doanh nghiệp cần đánh giá khả năng bảo hộ từng đối tượng. Nhiều doanh nghiệp mò mẫm tra cứu thông qua dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc trên internet… Nhưng cách tốt nhất vẫn là doanh nghiệp nên nhờ luật sư (đại diện sở hữu trí tuệ) giúp đỡ. Một khi có cơ sở khẳng định rằng về khả năng bảo hộ cao thì doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục đăng ký càng nhanh càng tốt. Ngược lại, nếu rất khó được bảo hộ thì chẳng nên đăng ký làm gì. Vì “tiền mất, tật mang”!?

Khai thác sử dụng và bảo vệ tài sản trí tuệ
Khi các đối tượng TSTT đã được pháp luật bảo hộ (được cấp bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hoặc tên thương mại, bí mật kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ) thì doanh nghiệp cần tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả TSTT. Việc này nhằm bù đắp những chi phí nghiên cứu, đăng ký và tạo ra lợi nhuận do cơ chế độc quyền mang lại.

Nếu chỉ đăng ký bảo hộ mà không sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả thì việc đăng ký các TSTT trở nên vô nghĩa, lãng phí thời gian, tiền bạc.

Việc sử dụng đối tượng TSTT có thể do chính doanh nghiệp thực hiện. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho đơn vị khác thực hiện dưới hình thức nhượng quyền thương mại (li-xăng). Trường hợp thấy việc sử dụng ít hiệu quả, doanh nghiệp có thể chuyển giao quyền sở hữu (bán đứt) để thu lợi nhuận...

Trong quá trình khởi nghiệp, song song với việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của đơn vị khác để tránh xảy ra tranh chấp, kiện tụng, doanh nghiệp phải biết tự bảo vệ các TSTT của mình.

Để quản trị tốt các TSTT, doanh nghiệp có thể bố trí bộ phận chuyên trách về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, đây là việc làm khá tốn kém và không chuyên nghiệp.

Theo kinh nghiệm Khởi Nghiệp trên thế giới và Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường cần đến sự hỗ trợ hữu hiệu từ các công ty luật để quản trị TSTT thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý. Điều này giúp cho doanh nghiệp không chỉ tạo dựng được các TSTT, ứng dụng thành công nó trong kinh doanh, mà còn biết cách bảo vệ thành quả của mình./.

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang