Khái niệm, các loại cán bộ công chức

Cập nhật: 19/03/2019 19:26 Lượt xem: 595



Khái niệm cán bộ, công chức

Hoạt động quản lý nhà nước xét đến cùng được thực hiện bởi hành vi của các cá nhân cụ thể, được Nhà nước trao cho việc thực hiện quyền lực nhà nước. Từ đó mà hình thành phạm trù công chức nhà nước, một chủ thể đặc biệt và quan trọng của luật hành chính.

Công chức nhà nước là những người làm việc trong cơ quan nhà nước do tuyển dụng, bầu hoặc bổ nhiệm, giữ một nghĩa vụ nhất định hoặc tiến hành những hoạt động cụ thể đó để phục vụ việc thực hiện một chức vụ nhất định do Nhà nước trả lương theo chức vụ hoặc loại hoạt động đó.

Công chức nhà nước có những đặc trưng cơ bản là:

+ Công chức nhà nước bao giờ cũng là người thực hiện một công vụ nào đó của Nhà nước. Họ phải gánh vác một nghĩa vụ nhất định đối với Nhà nước và do vậy họ cũng được trao những quyền hạn nhất định để hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trong quá trình thực hiện công cụ của mình, công chức chỉ được hành động trong phạm vi quyền hạn được giao.

+ Hoạt động thi hành công vụ của công chức không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất. Nó là những hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý nhà nươc nói chung.

+ Công chức được hưởng lương do ngân sách nhà nước trả.

Như vậy cũng có thể nói, công chức là những người có quan hệ lao động với nhà nước. Trong quan hệ này luôn tồn tại hai yếu tố: yếu tố tự nguyện của người lao động và yếu tố ý chí của nhà nước. Sự đồng ý của người lao động là yếu tố cần thiết, là điều kiện bước đầu để quan hệ này hình thành. Song, ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới là yếu tố quyết định hình thành quan hệ pháp luật giữa hai bên.

Người lao động không có quyền buộc Nhà nước phải trao cho mình một chức vụ hoặc những hoạt động nhất định. Khi đã trở thành công chức nhà nước, họ không có quyền từ chối những công việc được giao. Nhà nước có quyền thay đổi, điều động công tác, thậm chí chấm dứt quan hệ đó, trong các trường hợp nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước.

Các loại công chức nhà nước

Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29/4/2003: Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam trong biên chế, bao gồm:

a. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố Trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh (gọi chung là cấp huyện);

b. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm, hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

c. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm, vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp Tỉnh, cấp huyện;

d. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm, vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

đ. Thẩm phán toà án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân;

e. Người được tuyển dụng, bổ nhiệm, hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;

g. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã);

h. Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân 

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang