CON CÁI BẤT HIẾU VỚI CHA MẸ CÓ BỊ XỬ PHẠT HAY KHÔNG

Cập nhật: 19/11/2022 21:51 Lượt xem: 396

Hiện nay, tình trạng con cái có hành vi bất hiếu với cha, mẹ diễn ra ngày càng nhiều. Dưới góc độ pháp lý, hành vi này sẽ phải chịu những chế tài xử phạt như sau:

 1. Xử lý vi phạm hành chính

Mục 4, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình đã có quy định về các hình thức phạt, mức phạt tiền cũng như các hình phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả dành cho từng hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình.

Có rất nhiều hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình như xâm hại sức khỏe, hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi, gây áp lực về tâm lý,… cho các thành viên trong gia đình.

Ví dụ về hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình được quy định tại Điều 50 như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Như vậy, nếu con cái có một trong các hành vi bạo lực gia đình đối với cha, mẹ của mình như hành hạ, đánh đập, xúc phạm cha, mẹ, của mình hoặc các hành vi khác được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì có thể bị phạt tiền và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

2. Xử lý hình sự

Theo quy định của BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, việc con cái bất hiếu với cha mẹ có thể bị xử phạt tù. Cụ thể như sau:

“Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.

Như vậy, con cái mà có hành vi bất hiếu với cha mẹ thì tùy vào mức độ hành vi sẽ có mức xử phạt khác nhau, nhẹ là cảnh cáo, phạt tiền; nặng có thể bị phạt đến 05 năm tù giam.

Trên đây là một vài chia sẻ của Luật Tia sáng về chủ đề “Con cái bất hiếu với cha mẹ có bị xử phạt hay không”.

Nếu mọi người thấy bài viết này hữu ích thì hãy like và share bài viết nhé.

Cảm ơn mọi người đã xem, mong nhận được phản hồi góp ý, bổ sung từ mọi người để các bài viết sau của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang