Xác định diện và hàng thừa kế.

Cập nhật: 07/09/2022 11:02 Lượt xem: 664

Diện thừa kế theo pháp luật hiện nay được phân chia thành ba hàng thừa kế. Như vậy hàng thừa kế được định nghĩa là gì? Mặc dù pháp luật hiện hành không có quy định về định nghĩa hàng thừa kế, tuy nhiên có thể hiểu hàng thừa kế là những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.



1. Diện thừa kế

Bộ luật dân sự năm 2015 không có định nghĩa cụ thể giải thích như thế nào là diện thừa kế. Tuy nhiên có thể hiểu diện thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết theo quy định của pháp luật. Phạm vi những người được hưởng di sản trong định nghĩa về diện thừa kế, chỉ bảo gồm những người được hưởng theo pháp luật chứ không bao gồm những người được hưởng theo di chúc. Lý do là bởi vì những người được thừa kế theo pháp luật là những người có mối quan hệ đặc biệt với người để lại di sản, họ thường là những người có quan hệ gần gũi, hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng…. Trong khi đó những người được hưởng thừa kế theo di chúc có thể là bất cứ ai, có thể là cá nhân hoặc tổ chức, có thể là những người có quan hệ thân thích hoặc thậm chí là những người không quen biết đối với người để lại di sản. Do đó không thể xác định được phạm vi những người được hưởng di sản theo di chúc từ đó không thể định nghĩa được diện thừa kế theo di chúc.

Hiện nay theo quy định pháp luật hiện hành diện thừa kế được phân chia thành ba hàng thừa kế và xác định dựa trên ba mối quan hệ với người để lại di sản. Cụ thể như sau:

  • Thứ nhất là xác định dựa trên quan hệ hôn nhân: Vợ và chồng
  • Thứ hai là xác định dựa trên quan hệ huyết thống: Ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; cha, mẹ với con cái; anh, chị, em….
  • Thứ ba là xác định dựa trên quan hệ nuôi dưỡng, được pháp luật quy định và thừa nhận: cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi…

2. Hàng thừa kế

Diện thừa kế theo pháp luật hiện nay được phân chia thành ba hàng thừa kế. Như vậy hàng thừa kế được định nghĩa là gì? Mặc dù pháp luật hiện hành không có quy định về định nghĩa hàng thừa kế, tuy nhiên có thể hiểu hàng thừa kế là những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 thì hàng thừa kế được chia làm ba hàng:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Cần chú ý là không phải những người thuộc tất cả những hàng thừa kế nêu trên đều được hưởng di sản do người chết để lại. Mà thứ tự được hưởng di sản theo đúng thứ tự của ba hàng thừa kế nêu trên. Có nghĩa là những người ở hàng thừa kế thứ hai chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Tương tự như vậy, những người ở hàng thừa kế thứ ba chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ hai do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản (Khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015). Như vậy trường hợp hàng thừa kế trước vẫn còn dù chỉ là duy nhất một người thì những người thuộc hàng thừa kế sau sẽ không được hưởng di sản của người chết để lại. Trừ trường hợp người thừa kế duy nhất ở hàng thừa kế trước họ từ chối hoặc bị truất quyền hưởng di sản. Cơ sở để chia thứ tự ba hàng thừa kế đó chính là dựa trên cơ sở mức độ quan hệ thân thích, gần gũi của những người thừa kế với chính người để lại di sản. Thêm vào đó, trường hợp di sản thừa kế được chia theo pháp luật thì những người thừa kế trong cùng một hàng sẽ được hưởng phần di sản như nhau (Khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015). Không có việc hai người trong cùng một hàng lại có sự khác nhau về phần di sản được hưởng, trừ trường hợp họ có thỏa thuận khác.

Tóm lại, diện thừa kế và hàng thừa kế là tiêu chí để xác định thứ tự được hưởng di sản của người chết để lại áp dụng trong trường hợp di sản được phân chia hoặc khai nhận theo quy định của pháp luật. Diện và hàng thừa kế được xác định dựa trên cơ sở là mối quan hệ thân thích, gần gũi của những người thừa kế với người để lại di sản theo ba mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Những người thuộc cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau và hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế trong trường hợp hàng thừa kế trước không còn ai do đã chết hoặc không có quyền hưởng di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trên đây là một vài chia sẻ của Luật Tia sáng về chủ đềXác định diện và hàng thừa kế theo quy định pháp luật Thừa kế”.

Nếu mọi người thấy bài viết này hữu ích thì hãy like và share bài viết nhé.

Cảm ơn mọi người đã xem, mong nhận được phản hồi góp ý, bổ sung từ mọi người để các bài viết sau của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

 

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang