Trẻ em cần được bảo vệ và dạy dỗ đúng cách

Cập nhật: 24/06/2022 16:25 Lượt xem: 517

Sáng ngày 9/6/2022, mạng xã hội lan truyền bài viết kèm hình ảnh camera ghi lại một cảnh bạo hành trẻ em xảy ra trên địa bàn phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Theo nội dung bài viết, tối 7/6/2022, thấy con có biểu hiện bất thường hoảng loạn, khóc nhiều sau khi bị một người đàn ông đánh tại khu vui chơi ADCBook, khu đô thị Linh Đàm, gia đình bé gái 4 tuổi đã trình báo lên công an quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Sau khi kiểm tra lại camera giám sát ở khu vui chơi, người mẹ phát hiện con gái mình bị một người đàn ông đánh. Nguyên nhân được cho là bé gái đã ném bóng trúng con của người đàn ông trên.

Dạo gần đây, dư luận xã hội đang xôn xao về việc đã có rất nhiều vụ việc bạo hành trẻ em một cách tàn nhẫn mà chính người lớn khi xem qua cũng cảm thấy đau lòng, xót xa cho các em. Các em đáng lẽ sẽ có được một tuổi thơ vui vẻ, lớn lên hạnh phúc trong vòng tay bố mẹ và được hưởng nền giáo dục tốt nhất từ nhà trường, xã hội. Vậy mà, trong giây phút nóng giận mất kiểm soát người đàn ông đã có hành vi bạo lực tát mạnh vào mặt cháu bé nhiều lần, thậm chí ông ta cũng vợ của mình buông lời tháo quát, dọa nạt cháu bé gây ra sự bức xúc và phẫn nộ cho những người chứng kiến. Hậu quả, bé gái 4 tuổi bị ảnh hưởng về tinh thần mỗi đêm cháu đều giật mình, khóc thét trong lòng mẹ nói với xin lỗi với những gì mình đã mình đã gây ra.

Hành vi bạo lực trẻ em là gì?

Theo quy định tại khoản 6, Điều 4 và khoản 3 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 bạo lực trẻ em là hành vi: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập; Xâm hại thân thể, sức khỏe; Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần trẻ em. Các hành vi như trên đều là các hành vi bị cấm. Do đó, hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Cần xử lý mạnh tay hơn nữa đối với hành vi bạo hành trẻ em!

Nóng tính, mất bình tĩnh, không kìm chế được cảm xúc không bao giờ có thể là cái cớ để giải thích cho những cơn quát tháo hay đòn roi mà người lớn giáng xuống đầu trẻ nhỏ. Hành vi bạo hành trẻ em của người đàn ông trong camera làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của em. Vì vậy, pháp luật cần nâng cao mức xử phạt hơn nữa đối với những trường hợp bạo hành trẻ em để có tính răn đe cho xã hội, bảo vệ trẻ em.

Theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính đối với hành vi bạo hành trẻ em căn cứ tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi bạo lực trẻ em:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

+ Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

+ Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;

+ Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm nêu trên;

+ Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

Đối với trường hợp hành vi bạo hành trẻ em còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về “Tội hành hạ người khác” như sau:

Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;

+ Đối với 02 người trở lên.

Trong trường hợp, bé gái có thương tích hoặc tổn hại sức khỏe thì căn cứ theo điểm c, khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định đối với “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác” thì:

+ Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% đối với người dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trên đây là những nội dung chia sẻ của công ty Luật Tia Sáng. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích nhớ like, share nhé.

Cảm ơn bạn đã theo dõi, rất mong nhận được góp ý bổ sung từ bạn để bài viết hoàn thiện hơn.

 

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang