HỌC SINH ĐÁNH NHAU GÂY THƯƠNG TÍCH THÌ CÓ BỊ ĐI TÙ HAY KHÔNG?

Cập nhật: 21/07/2023 15:38 Lượt xem: 538

Câu hỏi dành cho Luật sư: “Xin hỏi, học sinh đánh nhau gây thương tích có thể bị xử lý thế nào? Xin Luật sư cho tôi lời khuyên.”


 

Chị H trình bày:

“Hiện nay con tôi đang học lớp 10 thường hay về nhà trong tình trạng tâm lý bất ổn với nhiều vết bầm tím trên người, gần đây mới tâm sự là thường bị nhóm bạn lớp 12 đánh hội đồng, lột đồ, trấn lột tiền.
Khi tôi báo cáo sự việc với nhà trường, các học sinh kia đã bị nhắc nhở, kỷ luật nhưng sau đó những đứa trẻ kia không những không thay đổi mà còn bắt nạt con tôi nhiều hơn. Theo tôi được biết, cha mẹ các học sinh này đi làm ăn xa nên việc giáo dục các cháu rất bất cập.”

Câu hỏi dành cho Luật sư:

“Xin hỏi, học sinh đánh nhau gây thương tích có thể bị xử lý thế nào? Xin Luật sư cho tôi lời khuyên.”

 LUẬT SƯ TƯ VẤN:

1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Căn cứ Điều 13 và Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

a. Người chưa đủ 15 tuổi

- Ngoài phạm vi trường học:
o Gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
o Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật dân sự 2015.

- Trong phạm vi trường học:
o Trường học chứng minh không có lỗi trong quản lý: Cha, mẹ, người giám hộ của người chưa đủ mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.
o Trường học không chứng minh được không có lỗi trong quản lý: Người chưa đủ 15 tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

b. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

- Gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

c. Người từ đủ 18 trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường toàn bộ

è Như vậy, theo quy định trên thì trách nhiệm pháp lý khi học sinh đánh nhau sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và nơi thực hiện hành vi vi phạm. Do đó không phải mọi trường hợp học sinh đánh nhau thì trách nhiệm cũng thuộc về nhà trường.

2. Trách nhiệm hành chính

- Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi thực hiện hành hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Căn cứ điểm đ khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Trách nhiệm hình sự

 - Căn cứ khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bởi bổ sung 2017 (gọi tắt là BLHS) quy định: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mức rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

- Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 134 BLHS quy định về Tội cố ý gây thương tích ở mức rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng như sau:

Nếu thuộc các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

r Làm chết người;
r Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
r Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
r Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
r Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Nếu thuộc các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

r Làm chết 02 người trở lên;

rGây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

è Như vậy, học sinh từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác ở mức rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

---------------
CÔNG TY LUẬT TIA SÁNG
(BRIGHT LAW, STEADY TRUST)
“Bright law, steady trust - Sáng pháp lý, vững niềm tin”
Phòng 2.3 Tầng 2, Tòa nhà Indochina, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
𝟎𝟗𝟖𝟗𝟎𝟕𝟐𝟎𝟕𝟗 (𝑳𝑺 𝑳ê 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑻𝒓𝒂𝒏𝒈)
𝟎𝟗𝟎𝟔𝟐𝟏𝟗𝟐𝟖𝟕 (𝑳𝑺 𝑵𝒈𝒖𝒚𝒆̂̃𝒏 𝑻𝒉𝒊̣ 𝑩𝒊́𝒄𝒉 𝑵𝒈𝒐̣𝒄)
tiasanglaw@gmail.com
http://tiasanglaw.com/
http://luattiasang.vn
https://www.facebook.com/LightLaw.TiaSang/
Trân trọng!

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang