GÓC NHÌN PHÁP LÝ TỪ VỤ CHÁY QUÁN KARAOKE AN PHÚ

Cập nhật: 04/11/2022 21:51 Lượt xem: 659

Ngày 06/9/2020, dư luận cả nước rúng động trước thông tin cháy quán Karaoke An Phú tại Bình Dương làm 32 người chết và nhiều người bị thương. Trước đó, cũng đã từng xảy ra nhiều vụ cháy các cơ sở kinh doanh karaoke nhưng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy. Sự kiện đau lòng này không chỉ mang lại những bài học thực tế quý giá, mà còn mang đến những bài học pháp lý đáng chiêm nghiệm.

1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke có cần đáp ứng điều kiện gì hay không?

Để được phép kinh doanh dịch vụ karaoke thì cơ sở kinh doanh phải đáp ứng nhiều điều kiện được quy định tại Nghị định 54/2019/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, trong đó có một số điều kiện rất quan trọng như:

- Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đồng thời đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ;

- Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu; bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng; nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa.

Ngoài ra, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke cần phải đáp ứng một số điều kiện về phòng cháy chữa cháy tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP như:

- Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo phòng chống chữa cháy, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc;

- Thông báo ngay cho cơ quan Công an khi phát hiện khách hàng mang theo vật liệu nổ, chất cháy vào phòng hát karaoke.

Có thể thấy, điều kiện về phòng chống cháy nổ là điều kiện vô cùng quan trọng đối với các cơ sở kinh doanh karaoke. Đặc thù các quán karaoke hiện nay hầu hết đều có kết cấu dễ cháy nổ, xây dưới dạng nhà ống chỉ có một lối thoát hiểm, được ốp bằng nhiều loại xốp dán tường để cách âm. Do đó, quy định này là rất cần thiết và quan trọng.

2. Quán karaoke An Phú bị cháy, ai phải chịu trách nhiệm pháp lý?

Theo Nghị định 54/2019/NĐ-CP, chỉ doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh mới được mở quán karaoke. Do đó, để kinh doanh dịch vụ karaoke, cá nhân hoặc tổ chức trước tiên cần thành lập hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp.

Đối với quán karaoke An Phú, chủ quán karaoke là ông Lê Anh Xuân đã đăng kí với hình thức hộ kinh doanh theo Giấy phép kinh doanh số 46F8029222 đăng ký lần đầu ngày 09/12/2015. Đối với hình thức hộ kinh doanh karaoke do ông Xuân làm chủ sở hữu, ông Xuân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ (khoản 1 Điều 79 Nghị Định 01/2021).

Trường hợp hỏa hoạn xảy ra do lỗi của chủ cơ sở kinh doanh.

Nếu có đủ căn cứ chứng minh ông Xuân đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ mà gây ra hậu quả làm chết người thì ông Xuân có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Xét trong vụ hỏa hoạn tại An Phú, vụ cháy đã làm chết 33 người và rất nhiều người bị thương nặng. Do đó, căn cứ theo khoản 3 Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015, chủ cơ sở kinh doanh có thể phải chịu khung hình phạt từ 7 – 12 năm tù do làm chết từ 03 người trở lên.

Bên cạnh trách nhiệm hình sự, chủ cơ sở kinh doanh karaoke còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 584, 590 và 591 Bộ luật Dân sự 2015.

Trường hợp hỏa hoạn xảy ra do có tác động từ bên ngoài.

Nếu có đầy đủ bằng chứng chứng minh hỏa hoạn tại quán karaoke An Phú xảy ra do có người phóng hỏa với mục đích tước đoạt mạng sống của người khác, cơ quan điều tra sẽ thực hiện các công tác nghiệp vụ để xác định có dấu hiệu phạm tội Giết người hay không. Nếu có, đối tượng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là tử hình.

Nếu có bằng chứng có người phỏng hỏa nhưng không vì mục đích giết người thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vô ý làm chết người theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015, khung hình phạt có thể từ 3 – 10 năm tù. Đồng thời, người này cũng có thể bị truy cứu về tội danh Hủy hoại tài sản theo Điều 178 Bộ luật Hình sự với hình phạt tối đa là 20 năm tù.

Trên đây là một vài chia sẻ của Luật Tia sáng về chủ đề “Góc nhìn pháp lý từ vụ cháy quán karaoke An Phú?”

Nếu mọi người thấy bài viết này hữu ích thì hãy like và share bài viết nhé.

Cảm ơn mọi người đã xem, mong nhận được phản hồi góp ý, bổ sung từ mọi người để các bài viết sau của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang