ĐỘ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Cập nhật: 23/03/2023 14:59 Lượt xem: 527

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một trong các vấn đề cơ bản nhưng rất quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc gia nói chung. Việc xác định độ tuổi tối thiểu bị truy cứu trách nhiệm hình sự không chỉ thể hiện quan điểm của các nhà lập pháp trong lĩnh vực khoa học luật hình sự mà còn phải phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (ví dụ Công ước quyền trẻ em – CUQTE được Việt Nam phê chuẩn năm 1990).

Hiện nay tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 với sự phân chia thành 02 nhóm tuổi.

Thứ nhất, đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên:

Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định khác.

Thứ hai, đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi:

Chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều luật liệt kê, trong đó:

Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù (Điều 9 khoản 1 điểm c Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (Điều 9 khoản 1 điểm d Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng sau đây:

Tội giết người: nếu có hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác: nếu có hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4 khoản 5 Điều 134.

Tội hiếp dâm: nếu có hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 141.

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: nếu có hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 142.

Tội cưỡng dâm: nếu có hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 143.

Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: nếu có hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 144.

Tội mua bán người: nếu có hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 150.

Tội mua bán người dưới 16 tuổi: nếu có hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 151.

Tội cướp tài sản: nếu có hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 168.

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản: nếu có hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 169.

Tội cưỡng đoạt tài sản: nếu có hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 170.

Tội cướp giật tài sản: nếu có hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 171.

Tội trộm cắp tài sản: nếu có hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 173.

Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản: nếu có hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 178.

Tội sản xuất trái phép chất ma tuý: nếu có hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 248.

Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý: nếu có hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 249.

Tội vận chuyển trái phép chuyển trái phép chất ma tuý: nếu có hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 250.

Tội mua bán trái phép chất ma tuý: nếu có hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 251.

Tội chiếm đoạt chất ma tuý: nếu có hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 252.

Tội tổ chức đua xe trái phép: nếu có hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 265.

Tội đua xe trái phép: nếu có hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 266.

Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử: nếu có hành vi quy định tại khoản 3 Điều 286.

Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử: nếu có hành vi quy định tại khoản 3 Điều 287.

Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác: nếu có hành vi quy định tại khoản 3 Điều 289.

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản: nếu có hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 290.

Tội khủng bố: nếu có hành vi quy định tại khoản 2 Điều 299.

Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia: nếu có hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 303.

Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự: nếu có hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 304.

Nếu một người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và nằm trong độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhưng hành vi đó được thực hiện khi đang mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì họ sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây được đánh giá là “tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự” (Điều 21 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Trên đây là kiến thức pháp luật về “Tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam hiện nay”. Nếu cần tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ Công ty Luật Tia Sáng để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất.

---------------

CÔNG TY LUẬT TIA SÁNG

(BRIGHT LAW, STEADY TRUST)

“Bright law, steady trust - Sáng pháp lý, vững niềm tin”

Phòng 2.3 Tầng 2, Tòa nhà Indochina, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

𝟎𝟗𝟖𝟗𝟎𝟕𝟐𝟎𝟕𝟗 (𝑳𝑺 𝑳𝒆̂ 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑻𝒓𝒂𝒏𝒈)

𝟎𝟗𝟎𝟔𝟐𝟏𝟗𝟐𝟖𝟕 (𝑳𝑺 𝑵𝒈𝒖𝒚𝒆̂̃𝒏 𝑻𝒉𝒊̣ 𝑩𝒊́𝒄𝒉 𝑵𝒈𝒐̣𝒄)

tiasanglaw@gmail.com

https://www.facebook.com/LightLaw.TiaSang/

http://tiasanglaw.com/

Trân trọng!

 

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang