Cần làm gì khi mua phải tài sản do người khác phạm tội mà có

Cập nhật: 02/08/2022 17:07 Lượt xem: 695

Việc mua bán chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên. Trường hợp người mua phát hiện hàng hóa có được do hành vi phạm tội mà có, tức là hàng hóa đã vi phạm điều cấm của luật. Do đó, giao dịch trên không đủ điều kiện có hiệu lực theo quy định pháp luật (giao dịch vô hiệu).

 “Ham rẻ” là tâm lý chung của rất nhiều người khi chọn mua một sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa. Lợi dụng điều này, một số đối tượng đã dùng những thủ đoạn lừa dối, mời chào để bán những sản phẩm do phạm tội mà có với giá “hời” (một số ví dụ điển hình như những người mua xe cũ từ các đối tượng trộm cắp, nhân viên công trình xây dựng trộm dây cáp đồng sau đó tiêu thụ ra bên ngoài,…). Tuy nhiên, sau khi mua sản phẩm, người mua mới nhận ra đây là hàng hóa người bán có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, vấn đề pháp lý được đặt ra là người mua làm cách nào để nhận lại được tiền và cách xử lý đối với hàng hóa đã mua như thế nào.

Trước tiên, cần phải xác định rõ việc mua hàng hóa là một giao dịch dân sự. Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Ngoài ra, Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy, việc mua bán chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên. Trường hợp người mua phát hiện hàng hóa có được do hành vi phạm tội mà có, tức là hàng hóa đã vi phạm điều cấm của luật. Do đó, giao dịch trên không đủ điều kiện có hiệu lực theo quy định pháp luật (giao dịch vô hiệu).

Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015, Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

Như vậy, khi có căn cứ cho rằng giao dịch mua bán là giao dịch dân sự vô hiệu, người mua có quyền yêu cầu người bán khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Điều đó có nghĩa là người mua sẽ hoàn trả lại hàng hóa có được do hành vi phạm tội mà có và người bán có nghĩa vụ hoàn trả lại tiền.

Trong trường hợp người bán từ chối trả lại tiền cho người mua, người mua có quyền khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để xem xét, giải quyết yêu cầu đòi lại tiền.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Tia Sáng về cách xử lý khi mua tài sản do người khác phạm tội mà có, rất mong nhận được ý kiến góp ý từ quý độc giả.

Trân trọng,

 

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang