HỒ SƠ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Cập nhật: 23/04/2018 16:34 Lượt xem: 820

HỒ SƠ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI


Cơ sở pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Nghị quyết 326/2016/UBTVQH
Nội dung tư vấn về hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
Điều 127, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định các đối tượng áp dụng quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài:
“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

2. Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
– Đơn yêu cầu ly hôn thuận tình/ đơn phương (theo mẫu của Tòa án).

– Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.

– Bản sao có chứng thực giấy CMND hoặc Hộ chiếu của hai bên;

– Bản sao chứng thực hộ khẩu của hai bên.

– Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con).

– Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

– Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có)

3. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Theo quy định tại điều Điều 37, Điều 39, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS), thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Sau khi đã nộp đầy đủ hồ sơ, án phí và nộp đúng Tòa án cấp có thẩm quyền thì Tòa án sẽ thụ lý vụ án và giải quyết. Thời gian có thể kéo dài từ 6 tháng tới 1 năm.

Tuy nhiên cần lưu ý những vấn đề sau:

– Nếu bị đơn ở nước ngoài thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (đối với người nước ngoài).

– Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn (là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam) và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn.

– Cần xác định là đã thống nhất tất cả các vấn đề quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn).

– Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài : 200.000 đồng

– Lệ phí ủy thác tư pháp của nước ngoài tại Việt Nam: 2 triệu đồng;

– Các tài liệu khi gửi từ nước ngoài về phải có hợp thức hóa lãnh sự và dịch thuật;

Để được tư vấn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi

Luật Tia Sáng

Trân trọng.

 

 

 

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang