Xử lý hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Cập nhật: 23/04/2018 16:32 Lượt xem: 822

Xử lý hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn



 

Cơ sở pháp lý:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Bộ luật hình sự năm 2015
Nội dung tư vấn về xử lý hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
Khoản 2 điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

 

Tại điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình cũng có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con, theo đó: cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án buộc không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Xử lý hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
Tùy từng trường hợp khác nhau của hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng mà bị xử lý hành chính và theo mức độ nghiêm trọng mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

a. Xử lý hành chính hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Trường hợp sau khi có bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật mà người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện theo quyết định của bản án thì theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự thì hành vi này có thể bị phạt thì:

“Điều 52. Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án dân sự

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;”

Đối chiếu quy định trên thì hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

b. Xử lý hình sự hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Điều 186 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Theo quy định trên thì hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi:

Hành vi: từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của tòa án trong khi có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng.
Hậu quả: làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi

Luật Tia Sáng

Trân trọng 

 

 

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang