Cách chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và sau ly hôn theo quy định luật hôn nhân 2022

Cập nhật: 03/04/2023 12:39 Lượt xem: 436

Theo luật hôn nhân và gia đình về chia tài sản, việc phân chia tài sản sau khi ly hôn là một quy định bắt buộc phải thực hiện, vợ và chồng có thể tự nguyện thỏa thuận việc phân chia tài sản chung, tài sản riêng và các nghĩa vụ tài chính khác hoặc yêu cầu tòa án phân chia theo quy định của pháp luật

 Theo luật hôn nhân và gia đình về chia tài sản, việc phân chia tài sản sau khi ly hôn là một quy định bắt buộc phải thực hiện, Hai bên (vợ và chồng) có thể tự nguyện thỏa thuận việc phân chia tài sản chung, tài sản riêng và các nghĩa vụ tài chính khác hoặc yêu cầu tòa án phân chia theo quy định của pháp luật:

1. Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân.

“ Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này. “

 

2. Quyền yêu cầu chia tài sản

Vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân trong các trường hợp sau:

+ Vợ hoặc chồng đơn phương yêu cầu Tòa án chia tài sản trong thời kì hôn nhân

+ Cả hai vợ chồng cùng yêu cầu Tòa án chia tài sản trong thời kì hôn nhân.

 Chỉ vợ và chồng mới có quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, người thứ ba không có quyền yêu cầu

Giả sử trong trường hợp sau: anh A cho anh B vay 20 triệu để anh B sử dụng số tiền này vào mục đích riêng của cá nhân anh B. Khi vay, chị C – vợ của anh B có biết về việc vay mượn này. Hết thời hạn vay anh B không trả được nợ cho anh A và anh A đến đòi tiền chị C. Vì anh B không có tài sản riêng nên anh A muốn yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng anh B để anh B thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Anh A không có quyền yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng anh B.

Lưu ý:

Đối với thỏa thuận chia tài sản trong thời kì hôn nhân này bắt buộc được lập thành văn bản; có công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật

Nội dung văn bản: cần ghi rõ tài sản chia cho mỗi bên, phần tài sản còn lại không chia (nếu có), thời điểm có hiệu lực của việc chia...

Lý do chia tài sản:

+ Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, lý do chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân là: khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đều tự kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ di sản riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ, chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; nếu không thỏa thuận được có thể yêu cầu tòa án giải quyết

+ Đến Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: đã bác bỏ quy định về lý do chia tài sản, tôn trọng ý chí tự định đoạt của chủ thể

3. Nguyên tắc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân

+ Vợ, chồng thỏa thuận

Theo sự thỏa thuận của vợ, chồng

Không thuộc các trường hợp thỏa thuận vô hiệu

+ Vợ, chồng yêu cầu Tòa án giải quyết

Thỏa thuận chia tài sản chung vợ, chồng trong thời kì hôn nhân bị vô hiệu

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ bị vô hiệu nếu:

- Việc chia ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình, quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

- Việc chia tài sản nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại, thanh toán khi bị tòa tuyên bố phá sản, trả nợ cho cá nhân, tổ chức, nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước và nghĩa vụ khác về tài sản.

Để tìm hiểu rõ hơn về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu mời quý khách hàng xem chi tiết dưới đây.

4. Chia tài sản chung thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi nào?

Khi muốn tránh tranh chấp không đáng có ảnh hưởng tình cảm vợ chồng, nhiều người đã lập thoả thuận tài sản chung vợ chồng. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, những thoả thuận này lại bị vô hiệu. Dưới đây là các trường hợp chia tài sản chung thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu của thoả thuận tài sản chung vợ chồng.

- Việc chia ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình, quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

- Việc chia tài sản nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại, thanh toán khi bị tòa tuyên bố phá sản, trả nợ cho cá nhân, tổ chức, nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước và nghĩa vụ khác về tài sản.

Thoả thuận tài sản chung vợ chồng là hợp đồng tiền hôn nhân?

Trong quá trình chung sống, nhiều cặp vợ chồng đã tạo lập được các khối tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Để tránh xảy ra các tranh chấp không đáng có, không ít người lựa chọn lập thoả thuận tài sản chung vợ chồng.

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, có hai loại thoả thuận:

- Thoả thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng: Đây là hình thức vợ chồng lập thoả thuận về tài sản chung trước khi kết hôn bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Hình thức này thường được gọi là hợp đồng tiền hồn nhân (Căn cứ Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình).

- Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: Đây là hình thức vợ chồng thoả thuận và ghi lại việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Việc chia tài sản chung có thể được thực hiện trước khi vợ chồng ly hôn hoặc để vợ hoặc chồng thực hiện quyền, nghĩa vụ riêng mà không muốn xảy ra tranh chấp sau này.

Như vậy, hợp đồng tiền hôn nhân không phải là một thuật ngữ được nêu tại các văn bản pháp luật nhưng đây được xem là hình thức của thoả thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng. Hợp đồng tiền hôn nhân được lập bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực và phải lập trước khi kết hôn.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận được xác lập kể từ ngày hai vợ, chồng đăng ký kết hôn.

Ví dụ:

Trước khi đăng ký kết hôn, hai người nam và nữ đều có tài sản riêng. Hai người này muốn sau khi kết hôn sẽ nhập một số tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng và cùng sử dụng cho mục đích chung cho gia đình còn một số loại tài sản khác thì không nhập.

Khi đó, trước khi đăng ký kết hôn, hai người lập thoả thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng, trong đó có các nội dung:

- Nhà, đất đứng tên riêng của hai người sẽ nhập vào tài sản chung vợ chồng.

- Ô tô đứng tên người nào vẫn là tài sản riêng của người đó và người còn lại chỉ được sử dụng mà không được sở hữu. Việc chuyển quyền (bán, tặng cho...) hoàn toàn do quyền của người chủ sở hữu tài sản này...

 

Trường hợp nào thoả thuận tài sản chung vợ chồng bị vô hiệu?

Như phân tích ở trên, thoả thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng hay thoả thuận tài sản chung vợ chồng hay hợp đồng tiền hôn nhân là thoả thuận vợ chồng lập trước khi kết hôn. Theo Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch

Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự, thoả thuận tài sản chung vợ chồng phải đáp ứng các điều kiện về hiệu lực như sau:

- Vợ, chồng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp.

- Hai vợ chồng phải hoàn toàn tự nguyện lập thoả thuận tài sản chung vợ chồng.

- Mục đích, nội dung của thoả thuận chế độ tài sản vợ chồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Như vậy, nếu thoả thuận về tài sản chung vợ chồng không đáp ứng một trong các điều kiện nêu trên thì sẽ bị vô hiệu.

Trường hợp 2: Vi phạm các quy định tại Điều 29, 30, 31 và 32 Luật Hôn nhân và Gia đình

Điều 29, 30, 31, 32 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về nguyên tắc về chế độ tài sản chung vợ chồng; quyền, nghĩa vụ vợ chồng trong việc thực hiện nhu cầu thiết yếu gia đình; giao dịch liên quan đến nhà ở duy nhất của vợ chồng và giao dịch dân sự giữa vợ chồng với người thứ ba về tài sản ngân hàng, chứng khoán...

Theo đó, nếu việc thoả thuận tài sản chung vợ chồng vi phạm một trong các quy định sau đây thì sẽ trở nên vô hiệu:

- Vợ chồng bình đẳng về việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt lao động trong gia đình và có thu nhập...

- Vợ, chồng thực hiện giao dịch đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; nếu tài sản chung không đủ hoặc không có tài sản chung thì có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng vào việc thực hiện nhu cầu thiết yếu của gia đình.

- Nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng thì khi xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan phải có sự thoả thuận của vợ chồng.

- Người đứng tên trên tài khoản ngân hàng, chứng khoán được xem là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó nếu giao dịch với người thứ ba ngay tình...

Trường hợp 3: Nội dung vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, thừa kế và quyền khác giữa cha, mẹ, con và thành viên khác trong gia đình

Nội dung này được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Theo đó, giữa cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình có quyền được cấp dưỡng, được thừa kế và các lợi ích khác.

Nếu thoả thuận tài sản chung vợ chồng được vợ chồng xác lập nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc để tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc hoặc vi phạm các quyền, lợi ích khác của cha, mẹ, con và các thành viên khác trong gia đình.

Thông tư liên tịch số 01/2016 cũng đưa ra hai ví dụ như sau:

Ví dụ 1:

Ông A đang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh B. Sau đó ông A kết hôn với bà C và thỏa thuận chuyển giao toàn bộ tài sản của mình cho bà C, do đó, không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh B. Trong trường hợp này thỏa thuận về tài sản giữa ông A và bà C bị vô hiệu.

Ví dụ 2:

Anh A có con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Sau đó, anh A kết hôn với chị B. Anh A và chị B đã thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, trong đó có nội dung toàn bộ tài sản của anh A sẽ do chị B thừa hưởng khi anh A chết.

Trong trường hợp này, nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản giữa anh A và chị B bị vô hiệu đối với phần tài sản của anh A mà người con bị mất năng lực hành vi dân sự được thừa kế theo quy định của pháp luật.

Trên đây là 03 trường hợp thoả thuận tài sản chung vợ chồng bị vô hiệu theo quy định mới nhất của Luật Hôn nhân và Gia đình.

5. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân

Căn cứ theo quy định tại Điều 39. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận tài sản vợ chồng được xác định như sau:

“ Điều 39. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân

1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Như vậy, có thể chia làm hai trường hợp để xác định thỏa thuận có hiệu lực:

+ Do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản

+ Văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì ngày có hiệu lực chính là ngày lập văn bản

+ Trường hợp vợ chồng chia tài sản mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

Trường hợp do Tòa án chia: Việc chia có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

6. Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 126/2014/ND-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định cụ thể như sau:

Việc chia tài sản không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

  • Phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được chia là tài sản riêng của vợ chồng, trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác.
  • Nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
  • Vợ, chồng chỉ chia một phần tài sản chung thì phần tài sản chung còn lại không chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó thuộc tài sản chung hợp nhất của vợ chồng.
  • Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Căn cứ theo quy định trên và hướng dẫn tại Nghị định 126/2014/NĐ–CP, một số khái niệm được hiểu như sau:

Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân gồm: khoản tiền thưởng, khoản tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp tài sản chung được chia trong thời kì hôn nhân mà trong giấy chứng nhận về quyền sở hữu; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ, chồng hoặc quyết định của tòa án về chia tài sản chung.

Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu: theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015 đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quyên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước, thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng gồm: hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

 

7. Nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân?

Theo đó, về vấn đề chia tài sản sẽ được phân chia theo quy định tại điều 59, luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể các nguyên tắc phân chia như sau:

+ Nguyên tắc chia đôi (Khoản 2, điều 59, luật hôn nhân gia đình) nhưng có tính đến các yếu tố sau:

- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản trong luật hôn nhân chia tài sản, nguyên tắc chia đôi là mỗi bên được một nửa (1/2) giá trị tài sản đã tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, hội đồng xét xử sẽ xét đến các yếu tố khác như: Hoàn cảnh riêng của mỗi bên, công sức đóng góp, lỗi của các bên ... nghĩa là không áp dụng một cách cứng nhắc việc chia đôi là 50:50% giá trị tài sản mà có thể hiểu một cách linh hoạt hơn việc chia đôi có thể là: 40:60 hoặc 45:55% giá trị tài sản tạo lập được. Trên thực tế, trong những trường hợp đặc biệt chúng tôi đã thấy có thể chia tỷ lệ: 70/30 hoặc 80/20 vẫn được xem là hợp pháp và đúng luật.

+ Nguyên tắc chia tài sản chung bằng hiện vật (Không chia được bằng hiện vật mới chia bằng giá trị có thanh toán phần chênh lệch giá trị). Nguyên tắc này khá dễ hiểu, pháp luật ưu tiên chia bằng hiện vật trước, không chia được bằng hiện vật thì mới định giá thành tiền để chia, bên nhận hiện vật có giá trị thanh toán lại cho bên kia bằng số tiền chênh lệch.

+ Nguyên tắc tài sản riêng của ai thuộc sở hữu của người đó (trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung thì bên không nhận tài sản sẽ được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó).

8. Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Căn cứ theo quy định tại Điều 41. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân

“Điều 41. Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân

1. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.

2. Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

3. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4. Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.”

Như vậy, hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận cũng phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật
  • Kể từ ngày thỏa thuận chấm dứt của vợ chồng có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định về Tài sản chung (Điều 33) và Tài sản riêng (Điều 43) của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
  • Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

9. Cách xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng sau khi ly hôn?

Theo quy định tại điều 33, 43 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng như sau:

9.1. Cách xác định tài sản riêng của vợ chồng

Tài sản riêng của vợ chồng được bao gồm các tài sản:

+ Tải sản mà mỗi người có trước khi kết hôn: Căn cứ vào ngày đăng ký kết hôn nếu tài sản đó có trước ngày đó thì về nguyên tắc nó là tài sản riêng của bên đứng tên quyền sở hữu tài sản đó.

Ví dụ: Anh A kết hôn với chị B ngày 01/01/2022. Anh A có một mảnh đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 10/10/2021, Chị B có một chiếc ô tô đăng ký tên mình được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe ngày 09/09/2021. Vậy, ngôi nhà là tài sản riêng của Anh A, chiếc xe ô tô là tài sản riêng của chị B.

+ Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân: Căn cứ vào hình thức được thừa kế RIÊNG, tặng cho RIÊNG để xác định tài sản riêng.

Ví dụ: Anh A kết hôn với chị B ngày 01/01/2022. Vào ngày 01/05/2022, Bố của Chị B là ông C xác lập hợp đồng rặng cho riêng tài sản cho chị B một mảnh đất. Vậy, mảnh đất này của chị B là tài sản riêng của chị B mặc dù tài sản đó có sau hôn nhân.

=> Xin lưu ý: Do quan hệ hôn nhân thường dựa trên yếu tố tình cảm (tình nghĩa gia đình nói chung), nên ở Việt nam rất ít khi minh bạch, rõ ràng vấn đề thừa kế riêng, tặng cho riêng tài sản mà thường 'mập mờ" trong việc xác lập các văn bản thừa kế, tặng cho. Do vậy, Luật Tia Sáng xin lưu ý rằng cần đưa thêm chữ "RIÊNG" vào các văn bản tặng cho, thừa kế để tránh các tranh chấp phát sinh về sau trong quá trình giải nghĩa các hợp đồng tặng cho, thừa kế này.

+ Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng (theo các điều 38, 39 và 40 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014).

+ Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

+ Hoa lợi, lợi tích hình thành từ tài sản riêng của ai là tài sản riêng người đó.

Ví dụ: Chị B có 1 tỷ đồng tiền tiết kiệm gửi ngân hàng (Là tài sản riêng) trước khi kết hôn với Anh A. Vậy, tiền lãi ngân hàng cũng được xem là tài sản riêng của chị B.

9.2. Cách xác định tài sản chung của vợ chồng

Quy định tại điều 33, luật hôn nhân gia đình năm 2014, cụ thể tài sản chung bao gồm:

+ Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân

+ Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

+ Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

+ Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Tóm lại, với quy định này thì về nguyên tắc các tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân (từ ngày kết hôn đến ngày ly hôn hoặc khi một trong hai bên chết) đều coi là tài sản chung nếu không thể chứng minh đó là tài sản riêng. Và dựa theo các nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn tại mục 1 để giải quyết nếu hai vợ chồng không thể thỏa thuận phân chia với nhau.

10. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn?

10.1. Giải quyết tranh chấp tài sản sau khi ly hôn

Tranh chấp về tài sản sau khi ly hôn thì có thể nhờ vào sự can thiệp của chính quyền địa phương. Tuy nhiên trong trường hợp sau khi đã hòa giải, thương lượng nhưng vẫn không đạt được kết quả thì một trong hai bên đương sự có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn gồm:

– Đơn khởi kiện được soạn theo mẫu pháp luật quy định.

– Bản sao hợp lệ của chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu của nguyên đơn (vợ hoặc chồng).

– Bản sao hợp lệ chứng minh thư/thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu hoặc những giấy tờ có giá trị pháp lý tương tự được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của bị đơn.

– Bản kê khai về tài sản đang tranh chấp về yêu cầu giải quyết (Tài sản chung hoặc tài sản riêng) đã được công chứng hợp lệ.

Trong trường hợp tranh chấp về tài sản riêng thì phải cung cấp thêm các loại giấy tờ chứng minh tài sản đó là tài sản riêng.

– Bản sao quyết định ly hôn.

10.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

Để giải quyết tranh chấp tài sản sau khi ly hôn thì phải thực hiện theo các bước dưới đây, bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

– Người khởi kiện (Nguyên đơn) chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm có các giấy tờ theo nội dung trên.

– Nộp án phí theo quy định.

Bước 2: Nơi nộp hồ sơ

Nguyên đơn tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp Quận/huyện theo luật định hoặc theo thỏa thuận.

– Nếu đối tượng tranh chấp ở đây là bất động sản thì nguyên đơn phải nộp hồ sơ khởi kiện ở Tòa án nhân dân nơi có bất động sản đang tranh chấp.

– Nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp Huyện sẽ không có thẩm quyền giải quyết.

Bước 3: Giải quyết vụ án

Tòa án có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ khởi kiện và tiến hành thủ tục giải quyết, mở phiên tòa xét xử.

Thời gian giải quyết vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn vào khoảng 4 tháng đến 6 tháng, tùy thuộc vào đối tượng tài sản và mức độ phức tạp của vụ án.

11. Khởi kiện ly hôn và chia tài sản chung được không?

Theo quy định này, pháp luật cho phép vợ hoặc chồng đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, nếu như thuận tình ly hôn thì Tòa án xem xét sự thuận tình, tự nguyện của các bên, còn đơn phương ly hôn thì Tòa án lại xem xét chủ yếu căn cứ mà bên đơn phương ly hôn đưa ra. Điều luật quy định rằng: "hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được".

Hôn nhân của vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng khi:

- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Thường xuyên xảy ra xung đột, mâu thuẫn; được cơ quan có thẩm quyền hòa giải nhiều lần nhưng không có kết quả.

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, thường xuyên đánh đập hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần nhưng không có kết quả.

- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.

12. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết phân chia tài sản chung khi ly hôn của công ty Luật Tia Sáng

Hiện nay, căn cứ trên nhu cầu thực tế của người dân, cũng như dựa trên các tranh chấp có thể phát sinh khi hai vợ chồng ly hôn, đặc biệt là giải quyết việc phân chia tài sản khi ly hôn, công ty luật Tia Sáng cung cấp đến khách hàng các dịch vụ sau:

- Tư vấn pháp luật miễn phí, bao gồm: Tư vấn trực tuyến qua tổng đài điện thoại 0989.072.079 | 0906.219.287 và tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng hoặc tham gia tranh tụng miễn phí đối với các trường hợp đặc biệt thuộc đối tượng được hưởng chính sách được tư vấn, hỗ trợ pháp luật miễn phí.

- Tư vấn pháp luật có tính phí: qua email tiasanglaw@gmail.com; soạn thảo đơn, hồ sơ, các tài liệu, giấy tờ có liên quan có tính phí dựa trên từng trường hợp yêu cầu cụ thể của khách hàng; tư vấn pháp luật trực tiếp tại trụ sở công ty luật Tia Sáng hoặc ngoài trụ sở công ty luật Tia Sáng; cung cấp dịch vụ đại diện, tham gia tranh tụng tại Tòa án theo yêu cầu của khách hàng.

 

13. Tại sao chọn dịch vụ chia tài sản của vợ chồng sau ly hôn tại Luật Tia Sáng

Đội ngũ Luật sư trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình có chuyên môn giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm và làm việc tận tâm;

  • Khách hàng được tư vấn pháp lý đầy đủ và toàn diện;
  • Luôn giúp khách hàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình;
  • Thời gian tiến hành thủ tục ly hôn nhanh chóng theo yêu cầu của khách hàng;
  • Tiết kiệm thời gian và công sức của Khách hàng với dịch vụ pháp lý uy tín;
  • Cam kết giải quyết các vấn đề một cách riêng tư và đảm bảo bảo mật thông tin cho khách hàng;
  • Giúp khách hàng thỏa thuận giữa các bên, hạn chế việc tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền để có kết quả tốt nhất;
  • Mức phí dịch vụ phù hợp.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm Luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình hay các dịch vụ pháp lý khác, vui lòng liên hệ LUẬT TIA SÁNG để tư vấn và giải đáp kịp thời.

14. Thông tin liên hệ

Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG

Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM

Số điện thoại: 0989.072.079 | 0906.219.287

Email: tiasanglaw@gmail.com

>>> TÌM HIỂU THÊM:

Hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình ngoại tình xử lý như thế nào?

Dịch vụ làm thủ tục ly hôn nhanh chóng mất bao nhiêu tiền?

Hướng dẫn giành quyền nuôi con theo luật hôn nhân mới nhất 2022

 

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang