Xác định nợ chung nợ riêng trong hôn nhân và nguyên tắc giải quyết
Cập nhật:
30/03/2023 13:07
Lượt xem:
564
Nợ là vấn đề phát sinh khó có thể tránh khỏi trong thời kỳ hôn nhân. Khi ly hôn nợ là vấn đề quan trọng cần giải quyết bên cạnh vấn đề chia tài sản và con chung. Trong bài viết này Luật Tia Sáng sẽ giúp bạn cách xác định nợ chung nợ riêng trong hôn nhân và nguyên tắc giải quyết.
Nợ là vấn đề phát sinh khó có thể tránh khỏi trong thời kỳ hôn nhân. Khi ly hôn nợ là vấn đề quan trọng cần giải quyết bên cạnh vấn đề chia tài sản và con chung. Trong bài viết này Luật Tia Sáng sẽ giúp bạn cách xác định nợ chung nợ riêng trong hôn nhân và nguyên tắc giải quyết.
1. Nợ chung nợ riêng trong hôn nhân là gì?
Quan hệ hôn nhân sẽ chính thức phát sinh khi nam nữ đủ điều kiện kết hôn tiến tới hôn nhân và đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, quan hệ hôn nhân này sẽ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Cùng với việc thiết lập quan hệ hôn nhân, việc đăng ký kết hôn còn làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, trong đó bao gồm nghĩa vụ đối với các khoản nợ.
Nợ chung là những khoản nợ phát sinh từ giao dịch của vợ chồng hoặc những khoản nợ đứng tên một trong hai bên vợ hoặc chồng sử dụng vì mục đích chung cho gia đình, con cái.
Ngược lại, nợ riêng được xác định là những khoản nợ không phát sinh từ giao dịch của vợ chồng hoặc/và không được sử dụng vì mục đích chung cho gia đình, con cái.
2. Cách xác định nợ chung nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân
2.1. Các trường hợp được xem là nợ chung
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các khoản nợ phát sinh trong các trường hợp sau đây được xem là nợ chung của vợ chồng:
- Từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
2.2. Các trường hợp được xem là nợ riêng
Dựa vào các trường hợp xác định là nợ chung có thể xác định được các khoản nợ được xem là nợ riêng. Cụ thể là các khoản nợ do một bên tự ý xác lập thuộc các trường hợp sau:
- Không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Không phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Không để duy trì, không để phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Không phải nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra theo quy định pháp luật;
- Không phải thuộc trường hợp đại diện giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình.
3. Quy định về nghĩa vụ trả các khoản nợ chung của vợ chồng
Theo quy định hiện hành, thì các khoản nợ chung mà vợ chồng phải cùng nhau chia sẻ nghĩa vụ trả nợ được ghi nhận tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể:
“1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”
Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình cũng khẳng định: Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ nêu trên.
Đồng thời, vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các Điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân và gia đình (đại diện giữa vợ, chồng trong quan hệ kinh doanh…).
4. Có phải mọi khoản nợ trong thời kỳ hôn nhân đều là nợ chung?
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, lúc chung sống lại có quá nhiều điều xảy ra mà cả hai nếu không xử lý được thì ly hôn như một giải pháp để giải thoát.
Và từ đây, nhiều vấn đề phát sinh khi ly hôn như chia tài sản, con cái, nợ nần… Nội dung dưới đây sẽ phân tích rằng có phải mọi khoản nợ trong thời kỳ hôn nhân đều là nợ chung hay không?
Tài sản chung thường được chia đôi cho hai vợ chồng nhưng có tính đến một số yếu tố theo quy định tại Khoản 2, Điều 59, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Đối với nợ thì không phải mọi khoản nợ hình thành trong quá trình hôn nhân đều là nghĩa vụ chung của hai vợ chồng.
Cụ thể trong bản án 26/2019/HNGĐ-PT về tranh chấp chia tài sản sau ly hôn ngày 09/05/2019 của Tòa án nhân tỉnh Thanh Hóa với nội dung như sau:
Anh T và chị P kết hôn với nhau, trong thời gian chưa ly hôn, anh T thường xuyên vắng nhà do anh T đi bộ đội, đơn vị đóng quân ở xa, chị ở nhà đi dạy học và một mình nuôi hai con nên đã vay của một số đồng nghiệp, người quen như sau:
+ Chị N: 12.000.000 đồng để nuôi con; (1)
+ Vay số tiền là 50.000.000 đồng để sửa nhà;
+ Chị X: 1.000.000 đồng để nộp tiền học cho con; (2)
+ Vay: 14.000.000 đồng để lo việc gia đình, nộp tiền học và thuê nhà trọ cho con; (3)
+ Vay chị C: 2.000.000 đồng; anh K: 1.000.000 đồng; chị L1: 2.500.000 đồng; chị L2: 3.700.000 đồng; chị T: 4.500.000 đồng để nộp tiền học và mua kính mắt cho con. (4)
Vay của bố đẻ là ông D 01 chỉ vàng; vay của mẹ đẻ là bà Y số tiền 5.000.000 đồng; vay của em gái là H số tiền 5.000.000 đồng.
Tổng cộng nợ chung là 103.900.000 đồng.
Chị P đề nghị Tòa án giải quyết, buộc anh T trả lại cho chị một nửa số tiền chị đã vay trong thời kỳ hôn nhân.
Tòa án đã tuyên xử:
Căn cứ theo Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì trong số nợ kể trên thì đây đều là các khoản chị P đã vay trong thời kỳ hôn nhân khi chưa ly hôn từ năm 2007 đến năm 2016. Tòa án chỉ chấp nhận các khoản nợ (1), (2), (3) và (4) vì nó được thực hiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ chồng phải có trách nhiệm liên đới. Do đó anh phải có trách nhiệm trả ½ số nợ kể trên tương ứng 20.350.000 đồng.
Còn khoản nợ chị mượn gia đình và để sửa nhà thì chị phải có trách nhiệm trả các khoản nợ đó vì nó không được xem là nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu.
Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.
Như vậy, không có quy định nào thể hiện tất cả các khoản nợ hình thành trong quá trình hôn nhân đều là nợ chung. Chỉ có một số khoản nợ thuộc trách nhiệm liên đới quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (nợ phát sinh để đáp ứng nhu cầu thiết yếu, nợ phát sinh từ trường hợp kinh doanh chung, hoặc khoản nợ là nghĩa vụ chung theo Điều 37, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm…) thì mới được xem là nợ chung
5. Nguyên tắc giải quyết nợ trong thời kỳ hôn nhân
5.1. Thoả thuận phân chia nghĩa vụ trả nợ chung
Căn cứ Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”
5.2. Nguyên tắc giải quyết nợ chung trong thời kỳ hôn nhân
Đối với khoản nợ chung của vợ trồng trong thời kỳ hôn nhân, thì hai bên phải cùng có nghĩa vụ chịu trách nhiệm liên đới theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”
Như vậy, căn cứ vào các phân tích trên, từ đó xác định được tài sản chung vợ chồng thì nguyên tắc giải quyết nợ chung trong thời kỳ hôn nhân đối với khoản nợ chung của vợ chồng là hai bên phải cùng có nghĩa vụ chịu trách nhiệm liên đới theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Căn cứ Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn như sau:
“Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn
Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.”
Theo quy định trên thì vợ chồng ly hôn không có nghĩa là các nghĩa vụ về tài sản của họ đối với người thứ ba đã chấm dứt mà theo cách nói khác, dù đã ly hôn, các khoản nợ chung của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực, hai bên vợ chồng vẫn phải tiếp tục cùng chịu trách nhiệm hoàn trả các khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân.
Hai bên có thể thỏa thuận cùng với chủ nợ để giải quyết khoản nợ đó, cùng chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bên thứ ba.
5.3. Trường hợp không có thoả thuận, giải quyết tranh chấp
Trường hợp hai bên tiếp tục chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với bên thứ ba, nếu không thỏa thuận được thì khi Tòa án nhận định đó là khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân thì nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đó sẽ chia đôi, mỗi bên phải trả một phần.
“Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn
Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.”
Nếu có tranh chấp đối với việc giải quyết nợ chung thì toà án phải đưa chủ nợ tham gia với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
6. Vợ vay tiền không cho chồng biết chồng có liên đới trả nợ không?
Căn cứ Điều 37 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:
- Nếu giao dịch người vợ vay dùng để sử dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp quy định về đại diện giữa vợ chồng như: chi phí xây dựng, sửa chữa nhà ở, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình, việc học hành của con…; dù vợ không bàn bạc với chồng và chồng cũng không ký vào hợp đồng vay thì về nguyên tắc, chồng cũng vẫn phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ.
- Còn nếu giao dịch của vợ dùng để đáp ứng mục đích nhu cầu cá nhân của vợ như: đầu tư kinh doanh riêng, mua vật dụng cá nhân, cờ bạc, số đề, cá độ…; thì nếu chồng đưa ra những chứng cứ chứng minh việc vợ đứng ra vay tiền không được đưa vào sử dụng chung thì không có nghĩa vụ liên đới trả nợ.
Như vậy, để xác định trách nhiệm liên đới trả nợ, cần làm rõ người vợ vay tiền nhằm mục đích gì, từ đó mới xác định được nghĩa vụ trả nợ.
7. Thủ tục giải quyết tranh chấp nợ chung của vợ chồng khi ly hôn
Thủ tục giải quyết tranh chấp nợ chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ quyết tranh chấp nợ chung của vợ chồng khi ly hôn
- Hồ sơ giải quyết tranh chấp nợ chung vợ chồng gồm những tài liệu, chứng cứ như sau:
- Đơn khởi kiện (Mẫu đơn của Tòa án có thẩm quyền);
- Giấy đăng ký kết hôn (Bản chính);
- Sổ hộ khẩu vợ, chồng (Bản sao công chứng);
- CMND/CCCD của vợ, chồng (Bản sao công chứng);
- Giấy khai sinh của con (Nếu có);
- Tài liệu chứng minh nợ chung của vợ, chồng;
- Các tài liệu, chứng cứ liên quan khác.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền
Theo quy định tại Điều 28, Điều 35, Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; thì những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Trường hợp có đương sự; hoặc tài sản ở nước ngoài; hoặc cần phải ủy thác tư pháp ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp ly hôn đơn phương; thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ; bạn nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Việc nộp hồ sơ có thể thực hiện bằng một trong các cách sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (Nếu có).
Bước 3: Tham gia thủ tục hòa giải tại trung tâm hòa giải, đối thoại
Đây là thủ tục không bắt buộc nên ở bước này các bạn có thể từ chối lựa chọn hòa giải viên để hồ sơ ly hôn; giải quyết nợ chung được chuyển sang bước tố tụng tiếp theo.
Bước 4: Tòa án xem xét hồ sơ và thụ lý vụ án
Sau khi nhận hồ sơ, Tòa án phải xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ và vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án; thì Tòa án gửi thông báo cho người khởi kiện đóng tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày; kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí; người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án thì vụ án ly hôn chính thức được thụ lý.
Nếu hồ sơ không hợp lệ thì Tòa án sẽ gửi thông báo cho người khởi kiện để sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do Tòa án ấn định. Trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định; thì Tòa án tiếp tục việc thụ lý vụ án. Nếu người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu; thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
Bước 5: Hòa giải tại Tòa án
Sau khi thụ lý vụ án ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành triệu tập các bên lên làm việc. Nội dung buổi làm việc sẽ lấy ý kiến của các đương sự và những người liên quan tới yêu cầu ly hôn, chia nợ chung. Sau khi lấy ý kiến của các bên; nếu còn vấn đề cần làm rõ thì Tòa án sẽ tiến hành xác minh, thẩm định giá tài sản,… Các đương sự sẽ tham gia vào phiên họp kiểm tra việc giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải theo thông báo của Tòa án. Tại các buổi hòa giải, nếu các bên không thỏa thuận được với nhau; thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.
Bước 6: Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án
Bản án ly hôn có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn được tính từ khi đương sự nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Trường hợp không đồng ý với bản án ly hôn; đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.
>>> TÌM HIỂU THÊM: Cách chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và sau ly hôn theo quy định luật hôn nhân 2022
8. Thời gian giải quyết nợ chung của vợ chồng khi ly hôn
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án dân sự là từ 4 tháng, kể từ khi tòa thụ lý. Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan; thì có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết nợ chung vợ chồng khi ly hôn thì có thể thêm các thủ tục như; thẩm định giá tài sản, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, áp dụng biện pháp bảo đảm,… Do vậy, thời gian giải quyết thực tế có thể sẽ kéo dài hơn so với quy định.
9. Vai trò của Luật sư tư vấn xác định và giải quyết nợ chung
- Tư vấn, hỗ trợ xác định các khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân cũng như các quy định khác về hôn nhân và gia đình;
- Soạn thảo văn bản, soạn thảo các đơn từ cần thiết;
- Nhận ủy quyền để thực hiện các thủ tục cần thiết;
-Thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
- Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại các phiên tòa;
- Tư vấn, hỗ trợ về các vấn đề hôn nhân và gia đình liên quan khác.
10. Tại sao lại chọn dịch vụ luật sư tư vấn nợ chung nợ riêng trong hôn nhân của Luật Tia Sáng
Chất lượng đội ngũ luật sư tố tụng được khẳng định – Chúng tôi có một đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm, bao gồm một số luật sư chuyên về luật hôn nhân và gia đình. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Luật Tia Sáng đã xây dựng thành công thương hiệu dựa trên hoạt động tư vấn và tố tụng tại tòa án.
Thái độ tận tụy, chuyên nghiệp – Hiểu được những tranh chấp pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, chúng tôi xử lý các vụ án hôn nhân và gia đình với thái độ chuyên nghiệp và đảm bảo tính khách quan, công bằng trong từng vụ án. Với năng lực, kinh nghiệm và đội ngũ luật sư, chúng tôi sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng với các dịch vụ tư vấn chất lượng tốt nhất.
Chúng tôi tư vấn - Giúp các bạn trong quá trình thu thập bằng chứng chứng minh nợ chung/nợ riêng của vợ chồng.
Cam kết của Công ty Luật Tia Sáng
Khi sử dụng dịch vụ của Luật Tia Sáng, bạn sẽ nhận được dịch vụ tốt nhất vì công ty chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và coi công việc của khách hàng là ưu tiên của chúng tôi. Độc giả có thể đánh giá dịch vụ của chúng tôi thông qua các tiêu chí sau:
Uy tín
Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn có thể yên tâm về các vấn đề bảo mật thông tin, chi phí, thời gian làm việc, v.v.
Trách nhiệm
Chúng tôi luôn cung cấp thông tin, pháp luật, cơ sở pháp lý các giải pháp toàn diện, khách quan và có mục tiêu, giải quyết rõ ràng và phù hợp.
Tính chuyên nghiệp
Chúng tôi luôn cam kết vì lợi ích của khách hàng trừ khi yêu cầu của khách hàng vi phạm pháp luật hoặc vi phạm đạo đức xã hội.
Chi phí hợp lý
Để mang lại sự thoải mái và yên tâm cho khách hàng, chúng tôi luôn có chính sách hỗ trợ và điều chỉnh giá dịch vụ để phù hợp với công việc.
Trên đây là toàn bộ nội dung của Công ty Luật Tia Sáng. Quý khách cần tư vấn nợ chung nợ riêng trong hôn nhân vui lòng liên hệ với Luật Tia Sáng qua số điện thoại 0989.072.079|0906.219.287 hoặc địa chỉ email tiasanglaw@gmail.com sẽ nhận tất cả các câu hỏi và nhu cầu thuê một luật sư ly hôn chuyên nghiệp.
>>> TÌM HIỂU THÊM: Dịch vụ làm thủ tục ly hôn nhanh chóng mất bao nhiêu tiền?
11. Thông tin liên hệ
Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG
Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM
Số điện thoại: 0989.072.079 | 0906.219.287
Email: tiasanglaw@gmail.com