Xây dựng, hoàn thiện hồ sơ về dự án Luật Hành chính công

Cập nhật: 19/03/2019 19:36 Lượt xem: 601

Sáng 14-8, Ban soạn thảo dự án Luật Hành chính công tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan dự án Luật Hành chính công.

Đồng chí Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Trưởng ban soạn thảo dự án Luật Hành chính công chủ trì hội thảo. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu dự và tham luận tại hội nghị.

Theo báo cáo của Ban soạn thảo, từ năm 2011 đến tháng 8-2015, mỗi năm Chính phủ ban hành trên 130 nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh. Các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền và phối hợp ban hành trên 700 thông tư và thông tư liên tịch. Chính quyền địa phương ban hành trên 1.000 nghị quyết, quyết định để cụ thể hóa các văn bản pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền cấp trên. Trong số các văn bản đó có nhiều văn bản pháp luật liên quan đến thủ tục hành chính, quản lý nhà nước về dịch vụ công, cung ứng dịch vụ công và các vấn đề khác liên quan đến hành chính công.

Thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020, đến nay, Chính phủ đã ban hành 18 nghị quyết. Theo đó, số thủ tục hành chính, giấy tờ công dân dự kiến đơn giản hóa là 1.066 thủ tục quy định tại 316 văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung.

Báo cáo cũng cho biết, các bộ, ngành đã hoàn thành thực thi phương án đơn giản hóa hơn 5.000 thủ tục hành chính, riêng năm 2018 đã cắt giảm hơn 700 điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa và có phương án cắt giảm trên 1.300 danh mục sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, trên 2.400 điều kiện kinh doanh. Việc kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện nghiêm túc và phát huy hiệu quả. 6 tháng đầu năm 2018, Văn phòng Chính phủ đã có ý kiến đối với 18 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định 154 thủ tục hành chính, trong đó, đề nghị không quy định 24 thủ tục, sửa đổi 117 thủ tục (chiếm trên 91,5% số thủ tục hành chính tại dự thảo)…

Những kết quả đạt được trong công tác cải cách hành chính đã và đang góp phần cải thiện chỉ số môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tham luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, trong 4 năm (2014 - 2017), TP Hà Nội đã hoàn thành việc rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc nhiều lĩnh vực, đơn giản hóa gần 300 thủ tục với số chi phí tiết giảm thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân khoảng 180 tỷ đồng/năm. Đến nay, gần 100% số thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm giải quyết của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố được tiếp nhận tại bộ phận một cửa. Về dịch vụ công trực tuyến, đến nay, thành phố đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với 382 thủ tục hành chính; mức độ 4 đối với 170 thủ tục hành chính…

TP Hà Nội quyết tâm xây dựng thành phố thông minh. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, Hà Nội đề xuất Chính phủ một số nội dung như: Ban hành văn vản quy định cụ thể về việc áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường bố trí hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng đồng bộ, hiệu quả trên cơ sở trình độ, nhận thức của người dân, xã hội để bảo đảm hiệu quả, khả thi, tránh lãng phí… 

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang