KHIẾU NẠI WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Cập nhật:
04/12/2022 20:57
Lượt xem:
633
Tỷ lệ người dùng mạng tham gia mua sắm trực tiếp có sự gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây, thị trường thương mại điện tử đang ngày càng mở rộng với nhiều mô hình, chủ thể tham gia. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, thuận lợi hoạt động thương mại cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng như: hàng nhận được khác với quảng cáo; thông tin giao dịch của người tiêu dùng bị bên thứ ba lợi dụng để mạo danh giao hàng; tự động hủy đơn hàng; người tiêu dùng không mua được hàng hóa theo giá quảng cáo; bán hàng giả, hàng đã qua sử dụng, hàng không rõ nguồn gốc…Trong bài viết này, Công ty Luật Tia Sáng sẽ cung cấp thông tin làm sao để người tiêu dùng có thể bảo vệ quyền lợi của bản thân khi rơi vào những trường hợp trên
1) Trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tranh chấp của chủ sở hữu Website
Hoạt động thương mại điện tử dưới hình thức Website được chia thành 02 loại, website thương mại điện tử bán hàng & Website cung cấp thương mại điện tử
+ Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng liên quan đến giao dịch trên website thương mại điện tử của mình
+ Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải công bố rõ trên website quy trình tiếp nhận, trách nhiệm xử lý khiếu nại của khách hàng
Chủ thể sở hữu website TMĐT có thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi:
a) Vi phạm quy định về bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng - 30.000.000 đồng
b) Vi phạm quy định về an toàn thanh toán trong thương mại điện tử;
c) Vi phạm quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong thương mại điện tử;
d) Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử;
…..
Ngoài việc xử phạt hành chính, cơ quan quản lý xem xét tùy theo tính chất, mức độ vi phạm ra quyết định đình chỉ hoạt động hoặc hủy bỏ đăng ký website
Thẩm quyền xử phạt hành chính:
- Thanh tra Bộ Công Thương
- Cơ quan quản lý thị trường
- Thanh tra Sở Công Thương các tỉnh, thành phố
- Các cơ quan nhà nước khác có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động TMĐT
2) Quy trình xử lý khiếu nại của người tiêu dùng
Bước 1: Người tiêu dùng gửi khiếu nại
Nhằm đẩy mạnh Chính phủ điện tử, giảm bớt thủ tục hành chính Bộ Công Thương đã cập nhật các website trực tuyến. Đối với lĩnh vực phản ánh, kiến nghị, khiếu nại về website thương mại điện tử, người tiêu dùng có thể gửi phản ánh trực tiếp qua hệ thống quản lý và giải quyết phản ánh, tranh chấp trực tuyến http://chonghanggia.online.gov.vn/
Nội dung bao gồm:
- Thông tin người phản ánh (họ tên, CCCD/CMND, điện thoại,...)
- Thông tin Website phản ánh :
- Loại phản ánh
- Địa chỉ tên miền
- Địa phương đối tượng bị phản ánh
- Nội dung phản ánh
- File đính kèm
Người tiến hành khiếu nại cần điều đầy đủ, chính xác các thông tin trên đặc biệt là xác định được “Loại phản ánh”. Hiện tại trên hệ thống quản lý và giải quyết phản ánh, tranh chấp trực tuyến BCT có những loại phản ánh bao gồm:
- Lừa đảo trong thanh toán
- Vi phạm các quy định về giao kết hợp đồng
- Giả mạo đường dẫn cung cấp thông tin sai lệch
- Kinh doanh hàng giả, hàng cấm
- Giả mạo thông tin đăng ký trên website TMĐT
- Giả mạo nhãn hiệu đăng ký các chương trình đánh giá tín nhiệm
….
Bước 2: Chuyên viên tiếp nhận phản ánh, khiếu nại
Bước 3: Doanh nghiệp giải trình
Bước 4: Các đơn vị phối hợp xử lý - Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số, Tổng cục quản lý thị trường, Cục cạnh tranh & Bảo vệ người tiêu dùng, Sở Công Thương,...
Bước 5: Thông báo kết quả