Trang chủ Hành chính Một số nhận định đúng sai luật hành chính
Cập nhật:
05/12/2018 11:39
Lượt xem:
1170
1. Luật hành chính điều chỉnh các quan hệ về quản lý nhà nước? Nhận định trên là sai vì: Luật hành chính chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vức quản lý hành chính nhà nước. 2. Hoạt động chấp hành – điều hành để nhằm thỏa mãn yêu cầu của chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động ...
1. Luật hành chính điều chỉnh các quan hệ về quản lý nhà nước?
Nhận định trên là sai vì:
Luật hành chính chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vức quản lý hành chính nhà nước.
2. Hoạt động chấp hành – điều hành để nhằm thỏa mãn yêu cầu của chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước?
Nhận định trên là sai vì:
Mọi hoạt động chấp hành và điều hành đều phải xuất phát từ mục đích nhằm phục vụ cho nhân dân, đảm bảo đời sống xã hội cho nhân dân về mọi mặt, tương ứng với các lĩnh vực trong quản lý hành chính nhà nước.
3. Tính chủ động và sáng tạo là thuộc tính của các cơ quan nhà nước?
Nhận định trên là Đúng vì:
Điều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý hành chính căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng đối tượng quản lý để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Tính chủ động sáng tạo thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính , áp dụng pháp luật hành chính để điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nước. Chính do sự phức tạp, đa dạng, phong phú của đối tượng quản lý, các chủ thể quản lý phải áp dụng biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất.
4. Tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước?
Nhận định trên là Đúng vì:
Các cơ quan nhà nước cũng thực hiện quản lý hành chính nhà nước, đó không phải phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động hướng tới chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó,đây là công tác củng cố tổ chức nội bộ, thỏa mãn hoạt động trao quyền.
5. Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
Nhận định trên là sai vì: chủ thể quản lý hành chính nhà nước là cơ quan quan nhà nướccác bộ các cấp, tổ chức cá nhân được nhà nước trao quyền
6. Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính nhà nước vừa có thẩm quyền chung vừa có thẩm quyền chuyên môn trong tất cả các lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước?
Nhận định trên là sai vì: Chính phủ là cơ quan hành chính có thẩm quyền chung giải quyết mọi vấn đề trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đối với các đối tượng khác nhau: Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân.
7. Hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp là quản lý hành chính Nhà nước theo sự phân công trực tiếp về mặt chuyên môn của các bộ và cơ quan ngang bộ?
Nhận định trên là sai vì: Ủy ban nhân dân quản lý phân chia theo địa giới hành chính từ trước để thực hiện hđ quản lý theo chiều dọc Ủy ban nhân dân cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, Ủy ban nhân dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý và Ủy ban nhân dân có thẩm quyền chung nên phải do chính phủ quản lý chung.
Hoạt động của Ủy ban nhân dân gắn với các hoạt động chuyên môn nên ở đây có sự phối hợp giữa quản lý ngành với địa phương
8. Tòa án nhân dân cấp huyện có thể vừa thực hiện hoạt động xét xử vừa thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước?
Nhận định trên là sai vì: Tòa án nhân dân cấp huyện có chức năng xét xử còn chức năng Quản lý hành chính chỉ là hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động hướng tới chức năng cơ bản của tòa án hoạt động này có đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính.
9. Cá nhân công dân là chủ thể có quyền quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước?
Nhận định trên là Sai vì: Cá nhân công dân là chủ thể mang quản lý nhà nước xuất phát từ nguyên tắc “Quyền lực nhà nước thuộc về tay nhân dân” nhưng cá nhân công dân chỉ trở thành chủ thể có quyền quản lý trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước khi được pháp luật trao quyền.
10, Mệnh lênh đơn phương là sự thỏa thuận có điều kiện của chủ thể quản lý với đối tượng quản lý?
Nhận định trên là sai vì: Mệnh lệnh đơn phương, xuất phát từ quan hệ “quyền uy - phục tùng” và nhân danh nhà nước. Các cơ quan nhà nước và các chủ thể quản lý hành chính khác dựa vào thẩm quyền của mình trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình,có quyền ra những mệnh lệnh hoặc đề ra các biện pháp quản lí thích hợp đối với đối tượng cụ thể ,bắt buộc đối với bên có nghĩa vụ là đối tượng quản lý phải phục tùng.
11, Mệnh lệnh đơn phương thể hiện sự không bình đẳng giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình?
Nhận định trên là Đúng vì: Mệnh lệnh đơn phương, xuất phát từ quan hệ “quyền uy - phục tùng” giữa một bên là chủ thể quản lý nhân danh nhà nước và ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên có nghĩa vụ là đối tượng quản lý phải phục tùng. Một bên có quyền ra các mệnh lệnh yêu cầu còn bên kia phải phục tùng các yêu cầu, mệnh lệnh đó, bên này quyết định vấn đề gì thì phải được bên kia cho phép, phê chuẩn.Thể hiện rõ sự không bình đẳng về ý chí.
12. Án lệ là 1 loại nguồn mới của Luật hành chính?
Nhận định trên là sai vì: Hiện nay án lệ chưa được coi là 1 nguồn luật mới vì chưa có 1 hệ thống án lệ nào được đưa ra ,có được áp áp dungjt hông qua hoạt động xét xử của tòa án. Pháp luật hành chính mới chỉ công nhận nguồn là pháp luật thành văn bao gồm: Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật liên quan đến quản lý hành chính nhà nước.
13. Quy phạm pháp luật do chính phủ, bộ cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp ban hành?
Nhận định trên là sai vì: Cơ quan quyền lực, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chủ tịch nước cũng có quyền ban hành các quy phạm pháp luật hành chính. Chính vì vậy, theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Nghị quyết do Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành; Lệnh, Quyết định do Chủ tịch nước ban hành; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ… đều có thể chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính.
14. Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực pháp lí giống nhau?
Nhận định trên là sai vì:
Quy phạm pháp luật có hiệu lực khác nhau căn cứ vào không gian thời gian và chủ thể ban hành. Ví dụ: Các quy phạm pháp luật do trung ương ban hành thì có hiệu lực trên toàn quốc, quy phạm pháp luật do địa phương ban hành thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi địa phương đó.
15.Chủ thể có thẩm quyền ngang cấp khi cùng ban hành ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ cần phù hợp với nội dung và mục đích trong nội dung văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên ban hành?
Nhận định trên là sai vì: Để bảo đảm tính thống nhất khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngoài việc phù hợp với nội dung và mục đích trong nội dung văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên ban hành thì các chủ thể có thẩm quyền ngang cấp cùng địa vị pháp lí còn có trách nhiệm chủ động bàn bạc ,phối hợp với nhau trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
16. Quy phạm pháp luật chủ yếu được sử dụng để trừng phạt lên đối tượng QL thuộc quyền nếu không tuân thủ hoặc chấp hành đúng pháp luật?
Nhận định trên là sai vì: Quy phạm pháp luật là 1 dạng cụ thể của quy phạm pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý hành chính theo phương pháp mệnh lệnh đơn phương.
17. Quy phạm pháp luật hành chính được ban hành bởi cơ quan quyền lực cao nhất của nước ta?
Nhận định trên là sai vì: Quốc hội là quan có quyền lực cao nhất của nước ta nhưng không có chức năng quản lý hành chính nhà nước do đó khó có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1 cách cụ thể phù hợp với thực tiễn của tùng ngành từng lính vực.Việc ban hành quy phạm pháp luật hành chính của Quốc hội theo cơ chế thảo luận tập thể quyết định theo đa số,tại các kì họn ,phiên họp nên ko thể đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính 1 cách năng dộng kịp thời. Do đó các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
18. Quy phạm áp dụng có thời hạn là quy phạm ngắn và làm cơ sở tổng kết để ban hành nếu phù hợp?
Nhận định trên là sai vì: Quy phạm áp dụng có thời hạn là loại quy phạm được ban hành để điều chỉnh các quan hệ quản lý hành chính nhà nước chỉ phát sinh trong những tình huống đặc biệt hay chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Khi tình huống đó không còn hay hết thời hạn thì Quy phạm pháp luật đó cũng hết hiệu lực. Còn quy phạm áp dụng trong thời gian ngắn và làm cơ sở tổng kết để ban hành chính thức nếu phù hợp là quy phạm tạm thời.
19. Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính là hình thức định ra các mệnh lệnh cá biệt chứa trong văn bản áp dụng quy phạm pháp luật?
Nhận định trên là sai vì: Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính là việc các cơ quan tổ chức cá nhân xử sự phù hợp với các yêu cầu của quy phạm pháp luật hành chính khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.
20. Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính là yêu cầu của nhà nước với công dân khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính?
Nhận định trên là sai vì: Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính là việc cơ quan tổ chức cá nhân thực hiện những hành vi được pháp luật cho phép với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ .Vì vậy nếu không sử dụng quan hệ pháp luật hành chính này thì họ cũng không vi phạm pháp luật.
Trân trọng ./.