Thảo luận CPTPP, đại biểu lại tâm tư về Luật Hành chính công

Cập nhật: 19/03/2019 19:43 Lượt xem: 714

"Đại biểu Quốc hội rất nhiều tâm tư, nguyện vọng, không lẽ Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lại không thấy nao lòng"?...

Đó là khi bà Khánh kết thúc phần phát biểu của mình trong phiên thảo luận sáng 5/11 của Quốc hội, về Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP.

Dự án Luật Hành chính công, như VnEconomy đã nhiều lần thông tin, là sáng kiến lập pháp hiếm hoi của đại biểu Quốc hội, Bà Trần Thị Quốc Khánh, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội là người trình sáng kiến dự án luật cũng đồng thời làm trưởng ban soạn thảo.Và điều này được xem một dấu ấn rất mới trong công tác lập pháp của Việt Nam, trong bối cảnh hầu hết các dự luật do Chính phủ trình và bộ trưởng làm trưởng ban soạn thảo.

Theo dự kiến thì dự án luật sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu đang diễn ra.

Tuy nhiên, sau khi xem xét, cân nhắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, nội dung dự án luật không bảo đảm điều kiện để trình ra Quốc hội, chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra khi đưa vào chương trình. Do quá trình soạn thảo kéo dài, nên nhiều mục tiêu, nội dung đặt ra trong quá trình xây dựng dự án đã được Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu, cụ thể hóa trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật ban hành thời gian qua, đồng thời, đề xuất, sửa đổi, bổ sung trong các văn bản luật và dưới luật.

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép dừng việc xây dựng dự án Luật Hành chính công. Toàn bộ tài liệu liên quan đến dự án luật có giá trị tham khảo, được gửi trên mạng thông tin điện tử của Quốc hội để phục vụ công tác nghiên cứu, xây dựng pháp luật của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội.

Phát biểu sáng 5/11, đại biểu Khánh nói: "tôi được biết trong số các nước đã tham gia ký hiệp định CPTPP, có nhiều nước từ lâu đã ban hành luật hành chính công, thủ tục hành chính đáp ứng cơ chế thị trường như Úc, New Zealand, Nhật Bản, Canada, Singapore. Vì vậy, nền hành chính của họ từ lâu đã ứng dụng công nghệ thông tin, vận hành Chính phủ điện tử nên tính minh bạch, rõ ràng, phục vụ người dân và doanh nghiệp, chống tham nhũng. Các nước đó được xếp thứ hạng cao trong khu vực thế giới. Chính vì vậy, năng suất lao động và thu nhập bình quân đầu người của họ cao gấp nhiều lần so với Việt Nam".

Theo bà Khánh thì Việt Nam đang đứng cuối bảng xếp hạng về vấn đề này so với các nước tham gia Hiệp định CPTPP là do thể chế hành chính còn nhiều vấn đề bất cập.

Bà Khánh cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng Luật Hành chính công với thủ tục hành chính và dịch vụ công phù hợp, đồng bộ với Luật Tài chính công, Luật Tài sản công, Luật Đầu tư công đã được Quốc hội ban hành.

"Việc ban hành Luật Hành chính công trong thời điểm này phù hợp với yêu cầu hoàn thiện pháp luật quốc gia, đặc biệt có ý nghĩa thiết thực trong hội nhập quốc tế nói chung, tham gia Hiệp định CPTPP nói riêng", đại biểu Khánh khẳng định.

Sự cần thiết, theo đại biểu, vì thực trạng hệ thống pháp luật hiện nay chủ yếu là các luật chuyên ngành, không có chuẩn chung, nguyên tắc chung về thủ tục hành chính. Quản lý và cung ứng dịch vụ công nên mặc dù Quốc hội, Chính phủ đã ban hành sửa đổi, bổ sung hàng trăm luật, hàng vạn văn bản dưới luật, hàng trăm đề án với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng nhiều năm qua nhưng cơ chế hành chính cũ, nặng về giấy tờ xin - cho vẫn còn tồn tại.

Theo đại biểu, thủ tục hành chính điện tử, thương mại điện tử còn nhiều khó khăn. Quan niệm "hành là chính" vẫn còn tồn tại ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều cán bộ khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khó tiếp cận với những chế độ ưu đãi đã được quy định. Nhiều người dân chưa tin tưởng, bỏ tiền đầu tư thực hiện xã hội hóa vào các lĩnh vực dịch vụ công đang rất bức xúc trong xã hội, như y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông.

Chính vì thế, mặc dù chúng ta đã vào WTO hoặc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song phương khác nhiều năm qua nhưng người dân Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự hưởng lợi tương ứng với đối tác như mong muốn, bà Khánh nhìn nhận.

"Với trách nhiệm của đại biểu Quốc hội nghiên cứu trực trạng vấn đề này nhiều năm qua, chúng tôi trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm cho phép tiếp tục hoàn thiện Luật Hành chính công để trình Quốc hội đúng luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2019, góp phần khắc phục thực trạng bất cập hiện nay trong quản lý, điều hành nền hành chính. Đảm bảo đồng bộ với Luật Tài chính công, Luật Đầu tư công, Luật Tài sản công đã được Quốc hội thông qua", bà Khánh đề nghị.

Sau đó, đại biểu Khánh nói thêm, nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội không muốn đại biểu cùng Ban soạn thảo Luật Hành chính công hoàn thành nốt dự án luật, có thể đề nghị Chính phủ phân công một bộ ngành nào đó phối hợp với Ban soạn thảo để hoàn thiện nốt phần tiếp theo của Luật Hành chính công để trình Quốc hội trong năm tới.  

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang