Giải pháp tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật hành chính ở Việt Nam trong thời gian tới

Cập nhật: 19/03/2019 19:34 Lượt xem: 647

Xuất phát từ những phân tích thực trạng nêu trên, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần khắc phục hạn chế, khó khăn, qua đó tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật hành chính ở Việt Nam thời gian tới. Cụ thể:

Một là, đẩy mạnh, tăng cường hơn nữa việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hành chính nói riêng. Thực tế thì, hành lang pháp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển ổn định, trật tự của xã hội. Hoạt động quản lý hành chính diễn ra thường xuyên, liên tục, tác động trực diện tới quyền, lợi ích hợp pháp của đa dạng các chủ thể trong xã hội. Vậy nên, để công tác thi hành pháp luật hành chính đạt hiệu quả, trước tiên cần hoàn thiện pháp luật hành chính. Đặc biệt, chú trọng công tác xây dựng, thẩm định văn bản pháp luật hành chính phù hợp với bối cảnh mới của đất nước, không làm cản trở hoạt động bình thường của các chủ thể trong xã hội. Thời gian vừa qua, xảy ra không ít trường hợp văn bản pháp luật, trong đó có văn bản pháp luật hành chính vừa ban hành đã “chết yểu”. Hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song tác giả cho rằng một trong số những nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu hiệu quả trong thẩm định văn bản pháp luật trước khi ban hành.

Hai là, đẩy mạnh rà soát, khắc phục triệt để sự chồng chéo, mâu thuẫn, rườm rà của hệ thống thủ tục hành chính. Để có thể hiện thực hóa pháp luật hành chính trên thực tế, phải xây dựng và triển khai các thủ tục hành chính. Đây là trình tự, các bước thực hiện pháp luật hành chính, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt, liên tục trong quản lý. Tuy nhiên, thời gian qua, hệ thống thủ tục hành chính ở nước ta còn một số bất cập, hạn chế, đặt ra vấn đề đòi hỏi các cơ quan chức năng cần nghiêm túc, khẩn trương rà soát, khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn, hạn chế tối đa sự rườm rà của hệ thống thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, cải thiện năng lực phục vụ, cung ứng dịch vụ công của cơ quan nhà nước đối với công dân, tổ chức, doanh nghiệp. Thay đổi quan niệm trong lãnh đạo, quản lý, cần quán triệt nhận thức đối với cán bộ, công chức, viên chức phải lấy dân làm gốc, coi người dân là khách hàng của cơ quan công quyền.

Ba là, đổi mới phương pháp, cách thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật hành chính đối với công dân, tổ chức, doanh nghiệp trong xã hội. Thi hành pháp luật nói chung và thi hành pháp luật hành chính nói riêng chỉ có thể đạt hiệu quả khi công dân, tổ chức, doanh nghiệp trong xã hội hiểu biết pháp luật. Để có thể nâng cao hiểu biết của nhóm đối tượng này về pháp luật hành chính tất yếu phải chú trọng đổi mới phương pháp, cách thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật hành chính. Phương pháp, cách thức tuyên truyền cần đơn giản, dễ hiểu, ứng dụng tối đa thành tựu khoa học, công nghệ trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần chủ động, kịp thời tiếp nhận góp ý, lắng nghe ý kiến phản hồi để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật hành chính trên thực tế. Qua đó, xây dựng, củng cố hơn nữa niềm tin của nhân dân đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy công quyền trong thi hành pháp luật hành chính.

Cuối cùng là, xử lý kịp thời, nghiêm minh những sai phạm trong thi hành pháp luật hành chính. Sai phạm trong bất cứ công tác thi hành pháp luật nào cũng đều có ảnh hưởng đến tính ổn định, hiệu quả trong hoạt động quản lý xã hội. Pháp luật hành chính là ngành luật có sự tác động mạnh mẽ, liên tục và thường xuyên đối với vận động, phát triển của xã hội. Do đó, mọi sai phạm đều sẽ gây ảnh hưởng, thậm chí tác động trực diện đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào bộ máy nhà nước. Chính vì vậy, đối với những sai phạm trong thi hành pháp luật hành chính, các cơ quan chức năng cần thẳng thắn nhìn nhận, có biện pháp, chế tài xử lý nghiêm minh, kịp thời. Cùng với đó, không ngừng tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong giải quyết vấn đề liên quan đến công tác quản lý hành chính nhà nước./.
-----------------------------------------------
(1) Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kiểm soát thủ tục hành chính 

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang