Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính

Cập nhật: 27/05/2021 16:07 Lượt xem: 792

Không phải mọi trường hợp khởi kiện vụ án hành chính đều được thụ lý mà việc khởi kiện phải đáp ứng các điều kiện cần thiết luật định nhằm tránh tình trạng đơn khởi kiện không hợp pháp, bị trả đơn theo quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015.

Thứ nhất: Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trực tiếp.

Điều đó có nghĩa rằng trong khởi kiện hành chính người có tư cách khởi kiện phải là người bị xâm phạm trực tiếp về quyền và lợi ích bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Do đó nếu chủ thể khởi kiện hành chính không bị xâm phạm trực tiếp về quyền và lợi ích thì đơn khởi kiện sẽ không được thụ lý, bị trả đơn theo căn cứ tại Điểm a khoản 1 Điều 123 Luật tố tụng hành chính 2015.
Thứ hai: Chủ thể khởi kiện phải là người có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật tố tụng hành chính 2015.
“ Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác”.
Trong trường hợp, nếu người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trực tiếp bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính nhưng chưa có năng lực hành vi hành chính đầy đủ chẳng hạn như “người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”, thì người đại diện theo pháp luật của họ có quyền khởi kiện.
Thứ ba: Vụ việc khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án quy định tại Điều 30 Luật tố tụng hành chính 2015.
Theo đó đối tượng khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là các quyết định hành chính, hành vi hành chính (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30); quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri.
Thứ tư: Cá nhân, cơ quan, tổ chức bị kiện là cơ quan tổ chức “có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện”. Quy định được hiểu rằng cá nhân, cơ quan, tổ chức bị kiện phải là chủ thể có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính hành vi hành chính.
Thứ năm: Đáp ứng về thủ tục khiếu nại
Đây là điều kiện cho việc khiếu kiện danh sách cử tri theo quy định tại khoản 3 Điều 115 Luật tố tụng hành chính 2015. Nghĩa là muốn khởi kiện danh sách cử tri ra Tòa án, người khởi kiện buộc phải tiến hành khiếu nại danh sách cử tri trước khi tiến hành khởi kiện.
Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó”.
Thứ năm: Đáp ứng về thời hiệu khởi kiện quy định tại Điều 116 Luật tố tụng hành chính 2015, cần lưu ý thời hiệu khởi kiện trong trường hợp có hay không có khiếu nại.
Thứ sáu: Vụ việc khởi kiện ra tòa chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Chẳng hạn như: bản án sơ thẩm, phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ, quyết định công nhận kết quả đối thoại thành.

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang