Phá thai trái phép bị xử lý như thế nào?

Cập nhật: 06/12/2022 16:17 Lượt xem: 840

Nạo, phá thai là tình trạng diễn ra thường xuyên trong xã hội, đặc biệt là đối với lứa tuổi vị thành niên. Về mặt pháp luật, Bộ luật hình sự hiện hành chỉ có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác mà không có quy định nào truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phá thai trái phép. Như vậy có thể thấy theo pháp luật Việt Nam hiện nay, phá thai là một quyền của người phụ nữ. Người phụ nữ có thể phá thai theo ý muốn của bản thân. Tuy nhiên, có một số trường hợp khi phá thai vẫn sẽ bị xử phạt về hành chính. Cùng Luật Tia Sáng tìm hiểu các trường hợp trên.

1. Về xử phạt hành chính:

Hiện nay chỉ có quy định về xử phạt hành chính đối với người phá thai vì lựa chọn giới tính; người đe dọa, ép buộc phá thai vì lựa chọn giới tính; người phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  •  Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.
  •  Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
  •  Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
  •  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
  •  Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;

- Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

- Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.

  •  Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính (đối với bác sỹ, y sỹ tiến hành phá thai,…).

- Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.

Mức phạt tiền được đề cập trên đây là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

2. Về trách nhiệm hình sự:

Hiện nay pháp luật hình sự hiện hành chỉ có quy định xử phạt đối với người thực hiện phá thai trái phép cho người khác. Theo đó, người phá thai trái phép cho người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội phá thai trái phép” được quy định tại Điều 316 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017):

1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.”.

Như vậy, trong trường hợp bạn đến một phòng khám để phá thai, nếu xảy ra tình huống không may tổn hại đến sức khỏe theo tỷ lệ mà pháp luật quy định thì người đã thực hiện phá thai trái phép cho bạn sẽ chịu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là một vài chia sẻ của Luật Tia sáng về chủ đề “Phá thai trái phép bị xử lý như thế nào?”

Nếu mọi người thấy bài viết này hữu ích thì hãy like và share bài viết nhé.

Cảm ơn mọi người đã xem, mong nhận được phản hồi góp ý, bổ sung từ mọi người để các bài viết sau của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang