MUA BÁN RẮN HỔ CHÚA CÓ THỂ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ HAY KHÔNG?

Cập nhật: 25/12/2022 12:40 Lượt xem: 821

Trong thời gian qua, xuất hiện tình trạng nhiều người dân mua bán rắn hổ chúa được bắt trong môi trường hoang dã hoặc nuôi nhốt trên các trang mạng xã hội. Có rất nhiều cá nhân đã bị xử lý hình sự vì hành vi này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đây là một hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

 Theo quy định tại khoản 3, Điều 9 Luật Lâm nghiệp 2017, một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong lâm nghiệp bao gồm: “…Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật”.

Đồng thời, theo quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 84/2021/NĐ-CP, rắn hổ chúa (có tên khoa học là Ophiophagus Hannah) là loại động vật thuộc danh mục động vật rừng, thực vật nguy cấp, quý, hiếm cần được bảo vệ thuộc nhóm IB.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, rắn hổ chúa là động vật đang trong tình trạng nguy cấp, quý hiếm cần được bảo tồn, bảo vệ. Các cá nhân, tổ chức không được phép xâm hại đến số lượng của loài này bằng các hành vi như săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán,…

Nếu các cá nhân, tổ chức có hành vi săn, bắt, mua bán làm đe dọa đến sự tồn tại của các thể hổ mang chúa sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Điều 244 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Cụ thể, người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì có thể bị phạt tiền lên đến 10.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm tùy vào tính chất, mức độ của từng hành vi cụ thể.

Trên đây là một vài chia sẻ của Luật Tia sáng về chủ đề “Mua bán rắn hổ chúa có thể bị xử lý hình sự hay không?”.

Nếu mọi người thấy bài viết này hữu ích thì hãy like và share bài viết nhé.

Cảm ơn mọi người đã xem, mong nhận được phản hồi góp ý, bổ sung từ mọi người để các bài viết sau của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang