Xác định nghĩa vụ trả nợ khi ly hôn

Cập nhật: 14/05/2019 08:41 Lượt xem: 985

Vấn đề phân chia tài sản sau khi ly hôn được nhiều người quan tâm, tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề mà vợ chồng cần phải quan tâm, đó chính là nghĩa vụ thanh toán nợ khi ly hôn.

 Ai chịu trách nhiệm thanh toán nợ khi ly hôn? 

Vấn đề phân chia tài sản sau khi ly hôn được nhiều người quan tâm, tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề mà vợ chồng cần phải quan tâm, đó chính là nghĩa vụ thanh toán nợ khi ly hôn. 

Khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, đời sống chung không thể kéo dài, vợ chồng có thể thuận tình ly hôn hoặc đơn phương ly hôn. Các vấn đề cần giải quyết khi ly hôn gồm: vấn đề nhân thân, quyền nuôi con, chia tài sản chung và nợ chung. Trong đó, vấn đề thanh toán nợ khi ly hôn là vấn đề liên quan tới quyền lợi của người thứ ba cần được pháp luật bảo vệ khi quan hệ hôn nhân của vợ chồng tan vỡ. 

Điều 25. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện

Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. 

Việc này, đồng nghĩa với các giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình hoặc các giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh, đại diện theo ủy quyền, đại diện giữa vợ và chồng trong trường giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng. 

Vì chịu trách nhiệm liên đới giữa vợ, chồng nên về mặt pháp lý, dù cả hai đã không còn quan hệ vợ chồng, nên tài sản chung, kể cả các khoản nợ được hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì vẫn được hiểu là tài sản chung và nghĩa vụ chung của hai vợ, chồng nên việc thanh toán nợ sau khi ly hôn cũng áp dụng tương tự các quy định của pháp luật như chia tài sản sau khi ly hôn. Vì thế, cả hai vợ chồng đều phải chịu trách nhiệm trong việc thanh toán nợ khi ly hôn. 

Theo Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân quy định: tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. 

2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; 

b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết luật sư kinh tế, 

Khi Tòa án giải quyết vụ kiện ly hôn, nếu vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản và giải quyết khoản nợ chung thì Tòa án sẽ thụ lý trong cùng một vụ án. 

Theo đó, nếu vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có giao dịch với người khác để vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình (như sửa chữa, xây dựng nhà ở..), mà nay vợ, chồng không tự thỏa thuận được nghĩa vụ trả nợ là nghĩa vụ chung của vợ chồng, hay riêng của vợ hoặc chồng và có yêu cầu Tòa án giải quyết việc thanh toán nợ khi ly hôn, thì Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, lời khai để đánh giá, kết luận có hay không việc vay nợ; mục đích vay nợ, việc sử dụng tài sản vay nợ cho nhu cầu chung của gia đình, hay nhu cầu riêng của vợ, hoặc chồng.

Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án sẽ triệu tập chủ nợ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và triệu tập người làm chứng (nếu có) để làm rõ các vấn đề thanh toán nợ khi ly hôn. Chủ nợ có thể đưa ra yêu cầu độc lập để bảo vệ quyền lợi của họ. 

Một trong những giao dịch hay được các cặp vợ chồng thực hiện và phải thanh toán nợ khi ly hôn là giao dịch vay vốn ngân hàng. Vậy khi ly hôn thì Ngân hàng sẽ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án ly hôn nếu vợ chồng yêu cầu Tòa giải quyết. Thông thường, trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng, ngân hàng thường có điều khoản ràng buộc đối với trường hợp vợ chồng ly hôn, đó là yêu cầu trả nợ trước thời hạn. Đề nghị này trong hợp đồng tín dụng của ngân hàng là chính đáng, bởi lẽ khi ly hôn, việc thu hồi nợ của vợ- chồng sẽ xảy ra rất nhiều khó khăn: không có sự hợp tác, ràng buộc. 

Như vậy, vợ chồng có nghĩa vụ liên đới trong việc thanh toán khoản nợ với người thứ ba trong khi thực hiện giao dịch vì mục đích gia đình. Khi ly hôn, vợ chồng có nghĩa vụ thanh toán nợ và đảm bảo quyền lợi hợp pháp ngay tình của người thứ ba. 

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang