Thừa kế có yếu tố nước ngoài là gì? Giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài

Cập nhật: 30/03/2023 13:04 Lượt xem: 836

Thừa kế có yếu tố nước ngoài là gì? thừa kế tài sản ở nước ngoài có thể hiểu là được hiểu là có đương sự là người nước ngoài hoặc tài sản thừa kế đang ở nước ngoài. Thẩm quyền giải quyết thừa kế có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án. Di sản không có người thừa kế có yếu tố nước ngoài là gì.

 1. Thừa kế có yếu tố nước ngoài là gì?

Theo Khoản 2 Điều 663 của Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế có yếu tố nước ngoài được hiểu là có đương sự là người nước ngoài hoặc tài sản thừa kế đang ở nước ngoài. Các tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài thường xoay quanh các vấn đề như xác định người thừa kế, hàng thừa kế, di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, người quản lý tài sản thừa kế.

Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm:

  • Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế là theo pháp luật nước ngoài.
  • Tài sản thừa kế ở nước ngoài.

Điều 663. Phạm vi áp dụng

1. Phần này quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của Bộ luật này thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm của Bộ luật này được áp dụng.

2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

2. Tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

Các tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài thường xoay quanh các vấn đề như xác định người thừa kế, hàng thừa kế, di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, người quản lý tài sản thừa kế và các tranh chấp khác có liên quan. Để giải quyết các tranh chấp trên cần phải nắm vững những quy định của pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài, cụ thể như sau:

2.1. Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

Thừa kế theo pháp luật là những trường hợp người chết không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp, không để lại di chúc với một phần tài sản hoặc di chúc không hợp pháp một phần, việc thừa kế theo pháp luật phải "tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết" (khoản 1 Điều 680). Như vậy, việc xác định người thừa kế, hàng thừa kế, thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, người quản lý tài sản thừa kế và các vấn đề về thừa kế khác được thực hiện theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

Quy định này đã mở ra nhiều khả năng áp dụng pháp luật Việt Nam trong trường hợp người Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài (chưa nhập quốc tịch nước ngoài). Với kiều bào Việt Nam đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài thì việc Bộ luật Dân sự năm 2015 lựa chọn hệ thuộc luật quốc tịch trong quan hệ thừa kế theo pháp luật là cần thiết và phù hợp, tạo ra nhiều cơ hội pháp luật Việt nam được dẫn chiếu áp dụng.

2.2. Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Về vấn đề thừa kế đối với bất động sản, quy định của pháp luật Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, khoản 2 Điều 680 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản.

Cần lưu ý rằng, quyền thừa kế gồm quyền để lại di sản thừa kế và quyền nhận thừa kế. Trong trường hợp di sản thừa kế là bất động sản thì việc người có quyền nhận thừa kế có được nhận hay không còn phụ thuộc vào pháp luật nước nơi có bất động sản. Pháp luật Việt Nam cho phép Việt kiều được mua nhà tại Việt Nam, sau khi họ chết, những người thừa kế nếu là người Việt Nam sinh sống tại Việt Nam, hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam sẽ được quyền sở hữu, đứng tên trong giấy chứng nhận nhưng nếu không phải là đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam sẽ chỉ được nhận giá trị của ngôi nhà đó (có quyền định đoạt, chuyển nhượng, có quyền bán để hưởng giá trị tài sản).

2.3. Di sản không người thừa kế có yếu tố nước ngoài

Bộ luật Dân sự năm 2015 còn đưa ra nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp di sản không có người thừa kế có yếu tố nước ngoài. Điều 622 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước. Đây cũng là cách giải quyết trong các hiệp định tương trợ tư pháp mà chúng ta đã ký với các nước.

3. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài

Ðiều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau:

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba (03) năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, sau thời hạn 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết), người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác; và sau thời hạn là 03 năm, cá nhân, tổ chức không còn quyền khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại.

4. Thẩm quyền giải quyết thừa kế có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền giải quyết thừa kế có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án theo quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015. Điều 39 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định những tranh chấp về thừa kế mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp Tỉnh.

5. Người nước ngoài có được hưởng thừa kế nhà đất tại Việt Nam không?

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì người nước ngoài được thừa kế theo di chúc tài sản tại Việt Nam.

Người nước ngoài được hưởng giá trị của tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất. Giá trị của quyền sử dụng đất được quy thành tiền và không được nhận bằng hiện vật là quyền sử dụng đất.

Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua một số hình thức nhất định.

Như vậy, người nước ngoài được hưởng thừa kế di sản theo di chúc tài sản tại Việt Nam. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà người nước ngoài được nhận thừa kế hoặc được nhận giá trị thừa kế.

6. Xử lý di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế

Theo Điều 622 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định như sau:

‘‘Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.”

Như vậy, theo quy định pháp luật Việt Nam thì việc tài sản của người mất để lại, sau khi thực hiện hết các nghĩa vụ về tài sản mà không có ai nhận thừa kế, thì bất kể đó là động sản hay bất động sản, đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.

Di sản không có người thừa kế trong tư pháp quốc tế:

Di sản không có người thừa kế là không có người hưởng số di sản mà người đó để lại.

Ở một số nước như Nga, Hunggari, Tây Ban Nha, Italia… nhà nước hưởng một số di sản thừa kế với tư cách là người thừa kế. Ở một số nước khác như Anh, Mỹ, Pháp nhà nước hưởng số di sản như là tài sản vô chủ trên cơ sở thực thi quyền chiếm hữu các tài sản vô chủ đó.

Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về nhà nước nơi có bất động sản đó, di sản không có người thừa kế là động sản thì thuộc về nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

Không có người thừa kế có thể rơi vào một trong ba trường hợp sau:

– Người được hưởng truất quyền thừa kế;

– Không có người hưởng;

– Từ chối hưởng.

Tại Điều 680 và 681 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài như sau:

‘‘Điều 680. Thừa kế

1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Điều 681. Di chúc

1. Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.

2. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:

a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.‘‘

Đối với người không quốc tịch áp dụng nơi mà người đó cư trú, nếu cư trú trên lãnh thổ nước ta thì áp dụng pháp luật Việt Nam;

Đối với người hai quốc tịch: áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu;

Vấn đề di sản không có người thừa kế có còn được giải quyết thông qua các HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP. Trong 7 Hiệp định đều ghi nhận: Nếu theo pháp luật về thừa kế của nước ký kết mà không còn người nào thừa kế thì động sản sẽ được giao lại cho nước kí kết mà người để lại di sản là công dân khi chết, còn các bất động sản thì thuộc về nước nơi có bất động sản.

7. Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, khác với thừa kế theo luật, thừa kế theo di chúc chính là sự chuyển dịch tài sản từ người chết sang người sống trên cơ sở ý chí của người chủ sở hữu tài sản để lại thừa kế. Trong pháp luật về thừa kế theo di chúc thì năng lực hành vi lập và hủy bỏ di chúc, hình thức di chúc là những nội dung cơ bản.

– Tại Việt Nam, việc chọn luật áp dụng để xác định năng lực hành vi lập, hủy bỏ di chúc và hình thức di chúc được quy định tại Điều 681 Bộ luật Dân sự 2015: “ 1. Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.

2. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:

a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.”

– Như vậy, để giải quyết xung đột pháp luật về năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc, Việt Nam áp dụng pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân. Pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để xác định năng lực chủ thể khi công dân Việt Nam lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc, định đoạt di sản thừa kế, bất kể di sản thừa kế là động sản hay bất động sản. Pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng đối với việc xác định năng lực chủ thể khi công dân nước ngoài lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc định đoạt di sản thừa kế, kể cả khi hành vi này được thực hiện tại Việt Nam.

– Để giải quyết xung đột pháp luật về hình thức di chúc, Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật của nước nơi lập di chúc. Nếu công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài phải tuân theo những quy định của pháp luật nước ngoài về hình thức di chúc; nếu công dân nước ngoài lập di chúc ở Việt Nam thì bắt buộc phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc.

Tư pháp quốc tế Việt Nam đã có một số quy phạm xung đột điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Những quy phạm này đã vận dụng các nguyên tắc chọn luật của tư pháp quốc tế được quy định trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới.

8. Thừa kế và giải quyết xung đột về thừa kế trong tư pháp quốc tế

Tính cho tới thời điểm hiện nay, Việt Nam đã kí kết với nhiều nước hiệp định tương trợ tư pháp về Dân sự, Hình sự, Hôn nhân - Gia đình với nhiều nước trên thế giới như: Đức, Nga, Séc, Cu ba, Hungari, Ba Lan,...

Nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các xung đột pháp luật về thừa kế được ghi nhận trong các hiệp định này là nguyên tắc bình đẳng giữa công dân các bên trong quan hệ thừa kế. Theo đó, công dân nước ký kết này bình đẳng với công dân nước ký kết kia trong việc lập, hủy bỏ di chúc đối với tài sản đang có và các quyền cần thực hiện ở nước ký kết kia cũng như về khả năng nhận tài sản hoặc các quyền theo cùng những điều kiện mà nhà nước ký kết kia dành cho công dân nước mình.

Ví dụ: Điều 45 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Đức, Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Nga; Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Séc, Điều 34 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Cuba; Điều 43 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Bungari và Điều 45 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Hungari quyền thừa kế được xác định như sau:

- Đối với động sản, quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật nước mà người để lại tài sản thừa kế là công dân khi chết.

- Đối với bất động sản, quyền thừa kế bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản.

- Việc phân biệt động sản và bất động sản các hiệp định này ghi nhận nguyên tắc: pháp luật các nước nơi có tài sản thừa kế là pháp luật được áp dụng.

Về thừa kế theo di chúc:

Về hình thức, di chúc của công dân một nước kí kết được coi là có giá trị về mặt hình thức nếu nó phù hợp với:

- Pháp luật của nước kí kết mà người để lại di chúc là công dân vào thời điểm lập di chúc hoặc vào thời điểm người ấy chết;

- Pháp luật của nước kí kết nơi lập di chúc.

Tương tự, việc hủy bỏ di chúc cũng áp dụng tương tự việc thừa nhận hình thức di chúc.

Về năng lực lập và hủy bỏ di chúc: Trong các hiệp định mà các nước đã ký kết áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch, cụ thể là năng lực lập hoặc hủy bỏ di chúc và hậu quả pháp lý của những thiếu sót về sự thể hiện ý chí của người để lại di chúc được xác định theo pháp luật của nước kí kết mà người để lại di chúc là công dân khi lập hoặc hủy bỏ di chúc.

9. Người ở nước ngoài từ chối nhận di sản thừa kế thế nào?

Khi được nhận thừa kế, dù là ở trong nước hay ở nước ngoài thì người này vẫn có đầy đủ quyền với phần di sản mà mình nhận được. Tuy nhiên, liệu thủ tục từ chối nhận di sản khi ở nước ngoài có khó khăn hơn không?

9.1. Ở nước ngoài, vẫn được từ chối nhận di sản thừa kế

Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự hiện đang có hiệu lực, người thừa kế là cá nhân:

- Còn sống vào thời điểm mở thừa kế;

- Đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết và được sinh ra, còn sống sau thời điểm mở thừa kế.

Ngoài ra, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Chỉ có các trường hợp sau đây không được hưởng thừa kế theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015:

- Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người để lại di sản;

- Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

- Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng phần hoặc toàn bộ di sản mà người này được hưởng;

- Lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản người để lại di sản lập di chúc, giả mạo di chúc…

Lưu ý rằng, những người này không được hưởng thừa kế theo pháp luật mà chỉ được hưởng theo di chúc nếu người để lại di sản biết mà vẫn chỉ định họ hưởng di sản theo di chúc.

Đồng thời, Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 cũng nêu rõ, những người thừa kế có quyền từ chối di sản nhưng tuyệt đối không lợi dụng việc từ chối để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác.

Như vậy, một người dù ở trong nước hay ở nước ngoài, nếu không thuộc một trong các trường hợp không được hưởng thừa kế ở trên thì có quyền từ chối nhận di sản.

9.2. Người ở nước ngoài từ chối nhận di sản thừa kế thế nào?

Mặc dù có quyền từ chối nhận thừa kế nhưng vì khoảng cách xa xôi nên người ở nước ngoài gặp khá nhiều khó khăn khi thực hiện thủ tục này.

Thay vì đến tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam để công chứng Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, người ở nước ngoài có thể liên hệ với cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện việc từ chối.

Căn cứ Điều 78 Luật Công chứng năm 2014, cơ quan này được công chứng Di chúc, Văn bản từ chối nhận di sản, Văn bản ủy quyền và các Hợp đồng, giao dịch khác trừ các Hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.

Theo đó, thủ tục thực hiện Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế của người ở nước ngoài cũng giống như thủ tục này khi thực hiện trong nước theo quy định tại Điều 59 Luật Công chứng.

GIẤY TỜ CẦN CHUẨN BỊ

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Bản sao Di chúc (nếu thừa kế theo Di chúc) hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người từ chối nhận thừa kế (nếu chia thừa kế theo pháp luật);

- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết;

- Dự thảo Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có);

- Các giấy tờ nhân thân: CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân … của người từ chối nhận di sản thừa kế.

CƠ QUAN TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ

Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài

MỨC PHÍ

Theo phụ lục 02 biểu mức thu phí trong lĩnh vực ngoại giao ban hành kèm Thông tư số 264/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016, mức thu phí trong trường hợp công chứng Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế là: 20 USD/bản.

Sau đó, người ở nước ngoài gửi văn bản này về Việt Nam để những người thừa kế ở Việt Nam tiếp tục thực hiện việc phân chia di sản thừa kế.

>>> TÌM HIỂU THÊM: Dịch vụ tư vấn luật thừa kế - giải quyết các tranh chấp thừa kế

10. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài

10.1. Công việc của luật sư

Các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là thừa kế, thường kéo dài do có nhiều tình tiết phức tạp. Vì vậy, khối lượng công việc mà luật sư cần xử lý rất lớn, bao gồm:

  • Tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ vụ án, việc dân sự;
  • Cung cấp biểu mẫu, đơn từ cho khách hàng;
  • Soạn thảo các đơn từ gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thu thập chứng cứ, sắp xếp tài liệu phục vụ cho quá trình tư vấn, tranh tụng.
  • Thực hiện việc nộp đơn khởi kiện, đơn phản tố, đơn kháng cáo và các giấy tờ khác liên quan;
  • Đánh giá tình tiết vụ án và đưa ra hướng xử lý cho khách hàng;
  • Tham gia tranh tụng tại Tòa án, Trọng tài (nếu có);
  • Các công việc khác.

10.2. Thủ tục

Do pháp luật dân sự tôn trọng ý chí và thỏa thuận của các bên, nên để giải quyết tranh chấp, có hai phương thức phổ biến: (1) Hòa giải tại ủy ban nhân dân, Tòa án, thông qua Trọng tài hoặc Hòa giải viên; (2) Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.

Đối với việc hòa giải: Luật sư đánh giá tình hình và đưa ra hướng hòa giải có lợi nhất cho khách hàng, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ pháp luật.

Đối với việc khởi kiện: Luật sư tham gia tranh tụng với tư cách: (1) Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự hoặc (2) Đại diện theo ủy quyền.

10.3. Chi phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp

Với quá trình hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh giữa các văn phòng luật sư, công ty luật ngày càng khốc liệt, trong đó có sự cạnh tranh về giá cả dịch vụ. Tuy nhiên, dù giá cả dịch vụ có khác nhau thế nào, cũng cần khẳng định rằng:

Chất lượng dịch vụ pháp lý nói chung đang ngày càng được nâng cao, tương xứng với chi phí bỏ ra;

Sử dụng dịch vụ luật sư uy tín, chuyên nghiệp đảm bảo loại bỏ rủi ro pháp lý lâu dài.

10.4. Chi phí thuê luật sư dựa trên cơ sở nào?

Chi phí thuê luật sư được dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, phù hợp với nhu cầu và tính chất vụ việc, bao gồm:

  • Mức độ phức tạp của công việc;
  • Thời hạn thực hiện công việc của luật sư;
  • Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư chính, của Văn phòng Luật sư;
  • Yêu cầu đặc biệt của khách hàng về trách nhiệm, hiệu quả công việc.

Quý khách có thể lựa chọn các gói dịch vụ sau:

  • Tư vấn theo giờ;
  • Tư vấn theo vụ việc; hoặc
  • Tư vấn trọn gói (Tư vấn cố định)

10.5. Các khoản chi phí thuê luật sư

Chi phí thuê luật sư thường bao gồm các khoản sau:

  • Phí Nhà nước: bao gồm các khoản tiền tạm ứng án phí, lệ phí cần nộp cho Tòa án; phí thẩm định giá, phí yêu cầu thi hành án,….
  • Phí công tác: gồm phí đi lại, lưu trú cho luật sư trong quá trình xử lý vụ việc.
  • Thù lao luật sư: Được tính trên cơ sở thỏa thuận giữa khách hàng và luật sư.
  • Phí dịch vụ tư vấn theo giờ: Dành cho các trường hợp khách hàng được tư vấn trực tiếp tại văn phòng luật sư hoặc địa điểm theo yêu cầu của khách hàng.
  • Thuế VAT và các chi phí, lệ phí khác (nếu có)

Phương thức thanh toán: Chuyển khoản hoặc thanh toán trực tiếp.

>>> TÌM HIỂU THÊM: Chia thừa kế đất đai của bố mẹ mới nhất 2022 theo Luật thừa kế

11. Tại sao nên sử dụng dịch vụ tư vấn luật thừa kế đất đai của bố mẹ tại Luật Tia Sáng

Công ty Luật TIA SÁNG là tổ chức hành nghề Luật sư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 41.02.2295/TP/ĐKHĐ trụ sở tại: Tầng 2, Tòa nhà Indochina Park Tower, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty Luật TIA SÁNG tự tin với đội ngũ Luật sư và chuyên gia pháp lý có bề dày kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Hôn nhân gia đình, Đất đai, Sở hữu trí tuệ,… Luật Tia Sáng cam kết đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho Quý khách hàng trong và ngoài nước dịch vụ pháp lý chất lượng cao, đúng quy định pháp luật và đảm bảo tốt nhất về quyền và lợi ích của Quý khách hàng.

Luật Tia Sáng cam kết:

• UY TÍN: Chúng tôi luôn đề cao chữ tín với khách hàng.

• CHUYÊN NGHIỆP: Là đơn vị tư vấn luật, chúng tôi hướng tới sự chuyên nghiệp trong từng tác phong, lời nói, giao kết với khách hàng tại mọi hoàn cảnh.

• TRÁCH NHIỆM: Chúng tôi luôn thực hiện đúng các cam kết của mình, trong bất kỳ sự cố, sự kiện bất khả kháng xảy ra, chúng tôi vẫn hỗ trợ khách hàng và cam kết luôn đồng hành cùng quý khách hàng.

• KINH NGHIỆM: Chúng tôi được thành lập và hoạt động hơn 10 năm, do đó dịch vụ chúng tôi cung cấp có sự trải nghiệm thực tế.

• CHI PHÍ HỢP LÝ: Để mang đến sự thuận tiện cho khách hàng, chúng tôi luôn luôn so sánh để điều chỉnh phí dịch vụ phù hợp với yêu cầu khách hàng.

• YẾU TỐ NGOẠI GIAO: Chúng tôi có mối quan hệ tốt với cơ quan, chính quyền, tổ chức khác để phục vụ tốt cho công việc của khách hàng.

• CAM KẾT BẢO MẬT: Luật sư cam kết bảo mật tuyệt đối các thông tin, tài liệu, và những trao đổi công việc với khách hàng.

12. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG

Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM

Số điện thoại: 0989.072.079 | 0906.219.287

Email: tiasanglaw@gmail.com

>>> TÌM HIỂU THÊM: Tư vấn thủ tục làm di chúc thừa kế đất đai nhanh và hợp pháp năm 2022

 

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang