THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Cập nhật: 07/12/2022 20:33 Lượt xem: 596

Tùy vào từng loại hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ cần làm các thủ tục hải quan khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình làm thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu cơ bản bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu

Xác định loại hàng hóa nhập khẩu thuộc diện nào. Hàng thương mại thông thường, hàng bị cấm, hàng phải xin giấy phép nhập khẩu, hàng cần công bố hợp chuẩn hợp quy, hàng cần kiểm tra chuyên ngành,... Đồng thời cũng là tiền đề bảo đảm cho việc xác định đúng % thuế suất và thực hiện các thủ tục, giấy tờ hải quan cần thiết

Bước 2 : Ký hợp đồng ngoại thương

Nhằm chứng minh giao dịch của 02 bên, hợp đồng ngoại thương thể hiện số lượng hàng, quy cách đóng gói, số lượng, giá thành…

Giấy tờ này thường được yêu cầu trong tất cả bộ hồ sơ xuyên suốt quá trình thông quan hàng hóa

Bước 3: Kiểm tra Bộ chứng từ hàng hóa

Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử

- Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương: 01 bản chụp. Lưu ý có những trường hợp người khai hải quan không cần nộp hóa đơn thương mại: Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài; Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC

- Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.

- Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền; giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu

- Nếu nhập khẩu một lần: 01 bản chính; nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu

- Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật đầu tư: 01 bản chụp

- Tờ khai trị giá, người khai hải quan có thể gửi đến hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính

- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

- Giấy tờ khác có liên quan

Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành thì cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành lấy mẫu hàng để kiểm tra xem hàng hóa đó có đạt yêu cầu hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của chuyên ngành hay không. Nếu kết quả là đạt lô hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành

Bước 5: Khai và gửi tờ khai hải quan

Trước đây doanh nghiệp cần đến tận nơi chi cục hải quan để làm việc, tuy nhiên hiện tại quy trình hải quan đã được số hóa được diễn ra trên hệ thống VNACCS

Hệ thống VNACCS là hệ thống thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam, kết nối với nhiều hệ thống công nghệ thông tin của các bên liên quan như: doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng, dịch vụ, giao nhận, vận chuyển, ngân hàng, các Bộ, Ngành liên quan

Người khai hải quan cần tiến hành điều đầy đủ các thông tin trên tờ khai, khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ

Bước 6: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

Sau khi tờ khai được gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ căn cứ vào nội dung trong nội dung để phân luồng hàng hóa. Cụ thể có luồng xanh, luồng đỏ và luồng vàng. Tùy vào từng loại, người khai hải quan cần tiến hành các thủ tục khác nhau

Luồng xanh: trường hợp này người khai hải quan thực hiện tốt các quy định pháp luật của nhà nước về hải quan, được miễn kiểm tra chi tiết các chứng từ và miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa

Luồng vàng: hàng hóa phải được kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy), nhưng được miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa

Luồng đỏ: trường hợp lệnh quyết định hình thức cho kết quả phân luồng là đỏ, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ đồng thời kiểm tra chi tiết hàng hóa

Bước 7: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan

Sau khi tờ khai hải quan được thông qua, doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. Đối với hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 02 loại thuế:

- Sắc thuế (thuế nhập khẩu)

- Thuế giá trị gia tăng VAT

Ngoài ra tùy vào tính đặc thù của hàng hóa, người nhập khẩu có thể phải nộp thêm các loại thuế đó là thuế môi trường & thuế tiêu thụ đặc biệt

 

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang