QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TẠM ỨNG CHI PHÍ PHÁ SẢN

Cập nhật: 28/12/2024 09:31 Lượt xem: 43
Tải xuống biểu mẫu

Theo quy định pháp luật hiện hành, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Doanh nghiệp, Hợp tác xã có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản.
Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, Toà án xét thấy rằng số tiền đã nộp không đủ thì Tòa án có yêu cầu người nộp đơn nộp bổ sung tạm ứng chi phí phá sản nữa không?


1. Tạm ứng chi phí phá sản là gì?

Căn cứ khoản 14 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 quy định: “Tạm ứng chi phí phá sản là khoản tiền do Tòa án nhân dân quyết định để đăng báo, tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản”.

Căn cứ khoản 2 Điều 23 Luật Phá sản năm 2014 quy định Chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản như sau: “2. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật này”.

Như vậy, theo quy định pháp luật, xét rằng việc nộp tạm ứng chi phí phá sản là nghĩa vụ bắt buộc của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Doanh nghiệp, Hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

2. Mức nộp tạm ứng chi phí phá sản là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 38 Luật Phá sản năm 2014 quy định Thủ tục nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản như sau:

“1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Tòa án nhân dân dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản và thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Trường hợp có đề nghị thương lượng thì việc thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này”.

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định số: 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản” như sau:

1. Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bao gồm thù lao Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và chi phí khác”.

Như vậy, theo quy định pháp luật, mức nộp tạm ứng chi phí phá sản do Tòa án quyết định chỉ là mức dự tính ban đầu, căn cứ vào mức thu lệ phí thực tế tại của Báo địa phương và trên cơ sở hoạt động, chi phí thù lao của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

3. Tòa án có quyền yêu cầu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp bổ sung tiền tạm ứng chi phí phá sản hay không?

Như đã trình bày nội dung nêu trên, khoản tiền tạm ứng chi phí phá sản do Tòa án quyết định chỉ là số tiền tạm tính/dự tính ban đầu để có căn cứ cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp cho Toà án.

Do đó, trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản nếu xét thấy phát sinh thêm các chi phí để Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hoạt động giải quyết phá sản thì Tòa án có quyền yêu cầu người nộp đơn phải tiếp tục nộp tạm ứng chi phí phá sản.

Câu hỏi: Vậy trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không nộp bổ sung tạm ứng chi phí phá sản thì Toà án xử lý như thế nào?

Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 16 Luật Phá sản năm 2014 quy định Quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như sau: “e. Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản”.

Căn cứ khoản 6 Điều 9 Luật Phá sản năm 2014 quy định Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản như sau: “6. Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản”.

Căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật Phá sản năm 2014 quy định Chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản như sau: “3. Tòa án nhân dân giao cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán một số tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để bảo đảm chi phí phá sản. Việc định giá, định giá lại và bán tài sản được thực hiện theo quy định tại các điều 122, 123 và 124 của Luật này”.

Như vậy, theo quy định pháp luật, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không nộp bổ sung tạm ứng chi phí phá sản theo yêu cầu của Toà án thì Thẩm phán giải quyết vụ việc có quyền hoặc theo yêu cầu của Quản tài viên quyết định bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản để bảo đảm trả đủ chi phí phá sản.

Trên đây là những nội dung liên quan đến quy định pháp luật về tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp Quý Khách hàng có thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Tia Sáng để được tư vấn chi tiết.
---------------
CÔNG TY LUẬT TIA SÁNG
(BRIGHT LAW, STEADY TRUST)
“Bright law, steady trust - Sáng pháp lý, vững niềm tin”
Phòng 2.3 Tầng 2, Tòa nhà Indochina, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
0989.072.079 – Luật sư Lê Thanh Trang
0906.219.287 | 0969.629.287 – Luật sư Nguyễn Thị Bích Ngọc
0965.921.058 – Luật sư Nguyễn Văn Thuỷ
tiasanglaw@gmail.com
http://tiasanglaw.com/
http://luattiasang.vn
https://www.facebook.com/LightLaw.TiaSang/
Trân trọng!

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang