KHÁI QUÁT CHUNG LÝ LUẬN - HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU TOÀN BỘ/TỪNG PHẦN

Cập nhật: 03/12/2022 15:27 Lượt xem: 517

Hợp đồng vô hiệu được hiểu là hợp đồng không đáp ứng một trong các điều kiện có hiệu lực theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và quy định của luật có liên quan. Dưới góc độ nghiên cứu khoa học pháp lý, căn cứ vào phạm vi vô hiệu của hợp đồng, có thể phân loại hợp đồng vô hiệu thành hai nhóm: hợp đồng vô hiệu toàn bộ và hợp đồng vô hiệu từng phần.

 Căn cứ quan trọng nhất để xác định hợp đồng có vô hiệu hay không là việc xác định hợp đồng được giao kết có đáp ứng các điều kiện có hiệu lực theo quy định của luật hay không?

Chẳng hạn như trường hợp hợp đồng có nội dung vi phạm điều cấm của luật – lúc này chắc chắn hợp đồng được xác định là mặc nhiên vô hiệu không cần có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan và cũng không áp dụng thời hiệu để xác định hợp đồng này vô hiệu.

Trường hợp khác, hợp đồng được xác định vô hiệu do chủ thể xác lập hợp đồng không nhận thức Và làm chủ được hành vi của mình tại thời điểm xác lập, thì lúc này cần có sự chứng minh của chủ thể tham gia hợp đồng về việc không nhận thức và làm chủ được hành vi, đồng thời hợp đồng chỉ được xác định là vô hiệu khi có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu của một trong các bên chủ thể, và quyền này chỉ có giá trị trong thời gian 02 năm từ thời điểm hợp đồng được xác lập (hết thời gian này mà không có ai yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì được hiểu là hợp đồng đó có hiệu lực bình thường).

BLDS năm 2015 không có quy định cụ thể về hợp đồng vô hiệu từng phần mà chỉ có quy định chung về giao dịch dân sự vô hiệu từng phần. Cụ thể, Điều 130 BLDS năm 2015 quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch”.

Quy định này hoàn toàn có thể áp dụng để xác định hợp đồng vô hiệu từng phần – bởi lẽ hợp đồng là một loại giao dịch dân sự. Theo đó, căn cứ để xác định hợp đồng vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu từng phần phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của phần hợp đồng vô hiệu đến những phần còn lại.

Kết hợp quy định Điều 398 BLDS 2015 về nội dung hợp đồng với quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từng phần tại Điều 130 BLDS năm 2015 có thể nhận định rằng: hợp đồng vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của hợp đồng bị vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của những phần còn lại. Nói cách khác, ở đây chúng ta sẽ đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các nội dung hợp đồng đã được liệt kê tại khoản 2 Điều 398 BLDS năm 2015 – qua đó thấy được nội dung nào là quan trọng và có “tầm ảnh hưởng” đến sự tồn tại của những nội dung còn lại.

Bên cạnh đó, đồng sẽ được coi như không tồn tại nếu các bên chủ thể không thỏa thuận rõ về đối tượng. Trong trường hợp điều khoản về đối tượng của hợp đồng vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng) thì hoàn toàn có thể xác định hợp đồng này thuộc trường hợp vô hiệu toàn bộ - do nội dung của điều khoản về đối tượng (điều khoản cơ bản) sẽ ảnh hưởng đến những nội dung còn lại của hợp đồng.

Từ đây, có thể nhận định như sau: căn cứ vào tính chất của hợp đồng và những nội dung cụ thể do các bên thỏa thuận, có thể xác định phạm vi vô hiệu của hợp đồng trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể và bảo đảm lợi ích người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu.

Trên đây là nội dung chia sẻ của Luật Tia Sáng về chủ đề “KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÝ LUẬN - HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU TOÀN BỘ/TỪNG PHẦN”

Công ty Luật Tia Sáng mong nhận được góp ý của quý độc giả để các bài chia sẻ kiến thức pháp lý của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn.

Trân trọng./.

Biên tập: Nguyễn Minh Hoàng

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang