HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Cập nhật:
08/03/2023 17:01
Lượt xem:
614
Một trong các quyền cơ bản của doanh nghiệp Việt Nam, đó là “lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn” (Điều 7 khoản 3 Luật Doanh nghiệp 2020). Có thể thấy, doanh nghiệp Việt Nam được thoải mái trong vấn đề “huy động vốn”. Tuy nhiên, không phải mọi loại hình công ty đều có các hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn giống nhau, điều này phụ thuộc vào quy định của pháp luật, các quy chế về thẩm quyền trong mỗi công ty.
Đối với doanh nghiệp tư nhân thì vốn đầu tư do chủ doanh nghiệp tư nhân đăng kí (Điều 189 Luật doanh nghiệp 2020). Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân bao gồm vốn do chính chủ doanh nghiệp đầu tư, vốn vay và tài sản mua, tài sản thuê. Doanh nghiệp tư nhân không được huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được huy động vốn bằng các phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định theo Luật Doanh nghiệp 2020 (Điều 74 khoản 4; Điều 46 khoản 4 Luật Doanh nghiệp 2020). Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần để huy động vốn, trừ trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần (Điều 74 khoản 3 Điều 46 khoản 3 Luật Doanh nghiệp 2020).
Đối với công ty hợp danh, vốn điều lệ đến từ vốn góp của thành viên hợp danh và vốn góp của thành viên góp vốn đã thực hiện việc chuyển quyền sở hữu cho công ty (Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020). Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (Điều 177 khoản 3 Luật Doanh nghiệp 2020).
Đối với công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty để huy động vốn. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán (Điều 112 khoản 1 Luật doanh nghiệp 2020).
Việc huy động vốn của doanh nghiệp là tự do tuy nhiên đó phải là sự tự do trong khuôn khổ pháp luật. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp tại Việt Nam phải đảm bảo là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và chúng phải được các hành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam (Điều 36 khoản 1 Luật Doanh nghiệp 2020).
Huy động vốn là hoạt động nhằm tạo ra nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động huy động vốn hợp pháp, hiệu quả sẽ tạo ra được sức mạnh tài chính cho công ty. Trong thời đại ngày nay với sự phát triển đa dạng của các loại hình kinh tế và tình hình sôi động của thị trường tài chính sẽ là cơ hội vàng để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư cho mình.
---------------
CÔNG TY LUẬT TIA SÁNG
“Bright law, steady trust - Sáng pháp lý, vững niềm tin”
Phòng 2.3 Tầng 2, Tòa nhà Indochina, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
𝟎𝟗𝟖𝟗𝟎𝟕𝟐𝟎𝟕𝟗 (𝑳𝑺 𝑳𝒆̂ 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑻𝒓𝒂𝒏𝒈)
𝟎𝟗𝟎𝟔𝟐𝟏𝟗𝟐𝟖𝟕 (𝑳𝑺 𝑵𝒈𝒖𝒚𝒆̂̃𝒏 𝑻𝒉𝒊̣ 𝑩𝒊́𝒄𝒉 𝑵𝒈𝒐̣𝒄)
tiasanglaw@gmail.com
https://www.facebook.com/LightLaw.TiaSang/
http://tiasanglaw.com/
Trân trọng!