HẠN MỨC GIAO ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI HIỆN HÀNH
Cập nhật:
07/04/2023 13:49
Lượt xem:
525
Ở bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, đất đai bao giờ cũng đóng vai trò tiền đề, là động lực cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, đặc biệt là đất đai phục vụ cho nông nghiệp. Đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai hiện hành được Nhà nước phân loại quản lý căn cứ vào mục đích sử dụng đất, vị trí địa lý của đất. Hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 129 Luật đất đai 2013 như sau:
Trường hợp trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì hạn mức giao đất là:
• Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
• Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Trường hợp đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân:
• Không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
• Không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân:
• Không quá 30 héc ta.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối:
• Tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm:
• Không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
• Không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất:
• Không quá 25 héc ta.
Trường hợp đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối thì hạn mức giao đất:
• Không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 Luật đất đai 2013 và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 Luật đất đai 2013.
• Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nhìn chung, việc đặt ra hạn mức giao đất chính là một trong những cách Nhà nước thực hiện quản lý đất nông nghiệp sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Tìm hiểu rõ hạn mức giao đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai hiện hành sẽ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời cũng đảm bảo được sự quản lý của Nhà nước với vai trò là “đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai” (Điều 1 Luật đất đai 2013).
Trên đây là kiến thức pháp luật về “Hạn mức giao đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai hiện hành”. Nếu muốn biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ Công ty Luật Tia Sáng để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất.
---------------
CÔNG TY LUẬT TIA SÁNG
(BRIGHT LAW, STEADY TRUST)
“Bright law, steady trust - Sáng pháp lý, vững niềm tin”
Phòng 2.3 Tầng 2, Tòa nhà Indochina, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
𝟎𝟗𝟖𝟗𝟎𝟕𝟐𝟎𝟕𝟗 (𝑳𝑺 𝑳ê 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑻𝒓𝒂𝒏𝒈)
𝟎𝟗𝟎𝟔𝟐𝟏𝟗𝟐𝟖𝟕 (𝑳𝑺 𝑵𝒈𝒖𝒚𝒆̂̃𝒏 𝑻𝒉𝒊̣ 𝑩𝒊́𝒄𝒉 𝑵𝒈𝒐̣𝒄)
tiasanglaw@gmail.com
https://www.facebook.com/LightLaw.TiaSang/
http://tiasanglaw.com/
Trân trọng!