GIẢ CHỮ KÍ TRONG DI CHÚC BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO

Cập nhật: 03/12/2022 15:34 Lượt xem: 473

Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Các hành vi giả chữ ký nhằm thay đổi nội dung di chúc, chiếm đoạt di sản của người đã chết được xem là trái quy định của pháp luật. Các chế tài xử lý bao gồm:

 1. Xử lý dân sự

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015, người có hành vi giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế. Hành vi giả chữ ký được xem là giả mạo di chúc, do đó, người có hành vi giả chữ ký sẽ không được hưởng di sản của người đã mất.

Tuy nhiên, trong trường hợp người để lại di chúc đã biết về hành vi làm giả di chúc nhưng vẫn cho người này hưởng di sản theo di chúc thì họ vẫn có quyền hưởng phần di sản đó.

2. Xử phạt hành chính

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng. Việc một người giả mạo chữ ký của người khác nhằm chiếm đoạt di sản của người đã mất được xem là hành vi dùng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản. Do đó, hành vi giả chữ ký có thể bị xử phạt hành chính từ 02 - 03 triệu đồng.

3. Xử lý hình sự

Người thực hiện hành vi giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác có thể bị xử lý hình sự về tội chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, khung hình phạt cho tội này được quy định cụ thể như sau:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 đối với hành vi có thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp như sau đã xử lý vi phạm hành chính nhưng còn vi phạm, đã bị kết án về tội này,...
  • Phạt tù từ 02 - 07 năm đối với hành vi vi phạm có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, dùng thủ đoạn xảo quyệt,...
  • Phạt tù từ 07 - 15 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, lợi dụng thiên tai, dịch bệnh,...
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp,…

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là một vài chia sẻ của Luật Tia sáng về chủ đề “Giả chữ kí trong di chúc bị xử lý như thế nào?”

Nếu mọi người thấy bài viết này hữu ích thì hãy like và share bài viết nhé.

Cảm ơn mọi người đã xem, mong nhận được phản hồi góp ý, bổ sung từ mọi người để các bài viết sau của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

 

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang