Thủ tục yêu cầu không nhận con

Cập nhật: 15/11/2022 15:16 Lượt xem: 482

Có nhiều trường hợp con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng không là con ruột của người chồng. Tuy nhiên, về nguyên tắc, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân đương nhiên sẽ trở thành con chung của hai vợ chồng (theo Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Khi đó, nếu người chồng không muốn nhận con thì phải làm thế nào?

 

1. Ai được yêu cầu không công nhận cha mẹ con?

Tại khoản 2 Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.”

Như vậy, người chồng có thể không nhận đứa bé đó là con của mình.

2. Điều kiện không công nhận cha mẹ con

- Có bằng chứng, cụ thể là giấy xét nghiệm ADN;

- Gửi đơn yêu cầu ra Toà án và được Toà án xác nhận.

3. Hồ sơ cần chuẩn bị

- Đơn yêu cầu không nhận cha con;

- Giấy tờ chứng minh không có quan hệ cha mẹ con;

- Giấy tờ tuỳ thân của con (giấy khai sinh và Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu (nếu có)) và cha mẹ (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn…).

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

- Nếu không có tranh chấp: Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ con cư trú.

- Nếu có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định cha, mẹ, con đã chết: Toà án nhân dân cấp huyện nơi người được yêu cầu cư trú.

Sau khi nhận được quyết định không công nhận con của Tòa án, người chồng phải đến Ủy ban nhân dân xã nơi mình cư trú để yêu cầu không nhận con, chấm dứt mối quan hệ cha con trên Giấy khai sinh của đứa bé, nếu đã đăng ký khai sinh và ghi vào Sổ hộ tịch. Hồ sơ yêu cầu không nhận con bao gồm:

- Bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

- Tờ khai không nhận cha con theo mẫu quy định;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha – con; trường hợp này anh phải đưa ra những giấy tờ chứng minh đứa bé không phải là con mình, trong đó có quyết định của Tòa án;

Nếu thấy việc không muốn nhận con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người chồng, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.

Trên đây là một vài chia sẻ của Luật Tia sáng về chủ đề “Thủ tục yêu cầu không nhận con”

Nếu mọi người thấy bài viết này hữu ích thì hãy like và share bài viết nhé.

Cảm ơn mọi người đã xem, mong nhận được phản hồi góp ý, bổ sung từ mọi người để các bài viết sau của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang