Quy định giải quyết tố cáo trong Quân đội

Cập nhật: 17/04/2019 16:10 Lượt xem: 667

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 28/2019/NĐ-CP quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân.

 Nghị định này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân; bảo vệ người tố cáo, người được bảo vệ; quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân.

Trong đó, Nghị định nêu rõ nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo. Nghị định quy định tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng do người đứng đầu về hành chính quân sự của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng giải quyết.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người chỉ huy cơ quan, đơn vị do người đứng đầu về hành chính quân sự của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp giải quyết.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, đơn vị khác hoặc không còn là quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng được xử lý như sau:

Trường hợp người bị tố cáo là người chỉ huy cơ quan, đơn vị đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết.

Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết.

Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác và là người chỉ huy cơ quan, đơn vị đó thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết.

Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết.

Trường hợp người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ xảy ra trong thời gian công tác trước đây và người đó thuộc quyền quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.

Trường hợp người bị tố cáo không còn là quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng thì do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp giải quyết.

Nghị định quy định tố cáo quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng của cơ quan, đơn vị đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách do người đứng đầu cơ quan, đơn vị sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách mà người bị tố cáo đang công tác chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp giải quyết.

Tố cáo quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng của cơ quan, đơn vị đã bị giải thể do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cơ quan, đơn vị trước khi bị giải thể giải quyết.

Tố cáo cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên một cấp của cơ quan, đơn vị đó giải quyết.

Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo

Nghị định quy định việc tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo thực hiện theo quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27 Luật Tố cáo năm 2018.

Còn việc tiếp nhận, xử lý đơn vừa có nội dung tố cáo, vừa có nội dung khiếu nại thực hiện theo khoản 3 Điều 25 Luật Tiếp công dân năm 2013.

Nghị định cũng nêu rõ trường hợp người bị tố cáo đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc trong tình trạng khẩn cấp, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thông báo rõ lý do việc chưa thụ lý tố cáo. Ngay sau khi người bị tố cáo thực hiện xong nhiệm vụ, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải thông báo thụ lý tố cáo bằng văn bản cho người tố cáo.

TTXVN/Báo Tin tức

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang