Hướng dẫn cách ghi tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu?

Cập nhật: 28/03/2019 08:48 Lượt xem: 842

Kính gửi luật Tia Sáng, công ty mình cần chuyển nhượng văn bằng nhãn hiệu từ công ty A sang công ty B. Nhờ luật Tia Sáng hướng dẫn cách ghi tờ khai. 1/ chủ đơn: là bên chuyển nhượng hay nhận chuyển nhượng. 2/ bên thứ 2 trong hợp dồng là bên nào. Phải bên còn lại không/cảm ơn.

 Luật sư trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn sự tin tưởng của bạn giành cho công ty. Vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Nhãn hiệu đóng một rất vai trò quan trọng trong doanh nghiệp khi xây dựng hình ảnh, thương hiệu của một doanh nghiệp để mọi người biết đến trên thị trường, lĩnh vực kinh doanh. Từ thực tế này, nhiều doanh nghiệp muốn rút ngắn thời gian xây dựng nhãn hiệu của công ty nên lựa chọn phương thức chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của các doanh nghiệp khác đã có thương hiệu trên thị trường. Vậy chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu là gì? hồ sơ và thủ tục chuyển nhượng như thế nào? thời gian chuyển nhượng theo pháp luật là bao lâu?

Căn cứ Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2009

"Điều 138. Quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

1. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

2. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp)."

Chuyển nhượng văn bằng nhãn hiệu còn được hiểu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cho người khác. Đây là quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu khi họ không còn nhu cầu sử dụng nhãn hiệu nữa hoặc thực hiện việc chuyển nhượng vì kinh tế.

Căn cứ Điều 139 Luật Sơ hữu trí tuệ 2009

"Điều 139. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

3. Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

5. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó."

Theo đó, không phải mọi nhãn hiệu đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều được chuyển nhượng và không phải mọi chủ thể đều được chuyển/nhận chuyển nhượng nhãn hiệu. Vì vậy, khi thực hiện việc chuyển nhượng văn bằng nhãn hiệu thì các bên tham gia vào quá trình chuyển nhượng cần lưu ý các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ đã nêu ở trên.

Việc chuyển nhượng văn bằng nhãn hiệu từ công ty A sang công ty B thì cách ghi tờ khai như sau:

1. Chủ đơn: Công ty A (bên chuyển nhượng)

Tên chủ sở hữu nhãn hiệu ghi trong văn bằng nhãn hiệu đã được Cục SHTT cấp.

2. Công ty B (bên nhận chuyển nhượng)

Tên Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng nhãn hiệu đó.

Một bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm các tài liệu sau:

​Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện dịch vụ chuyển nhượng)
Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định
Đăng ký kinh doanh/giấy tờ chứng thực cá nhân đã được công chứng của các bên
Văn bằng bảo hộ đã được cấp cho doanh nghiệp chuyển nhượng (bản gốc)
Hợp đồng chuyển nhượng
Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải có các nội dung chủ yếu sau:

Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
Căn cứ chuyển nhượng;
Giá chuyển nhượng;
Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
Các bên có thể thỏa thuận các điều khoản khác không trái với quy định của pháp luật.

Thủ tục và thời gian đăng ký nhãn hiệu: theo quy định của pháp luật, Thời gian thực hiện việc đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là từ 03 – 05 tháng kể từ ngày nộp đơn hợp lệ.

Những vấn đề bạn có thể tham khảo.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, việc chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ không được chấp thuận trong các trường hợp sau:

Đối tượng nhãn hiệu chuyển giao trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người chuyển nhượng, gây ra sự nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu với hàng hóa dịch vụ của người chuyển nhượng
Đối tượng nhãn hiệu chuyển giao trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác không phải của người chuyển giao được đăng ký với hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự, gây nhầm lẫn về nguồn gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ.
Bạn có thể liên hệ Tia Sáng để sử dụng dịch vụ chuyển nhượng văn bằng nhãn hiệu.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn thắc mắc. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Công ty Luật Sáng

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0989.072.079 để được giải đáp

Trân trọng.

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang