Để lại di sản thừa kế cho người mang quốc tịch nước ngoài

Cập nhật: 15/11/2022 15:28 Lượt xem: 967

Trong thời đại kinh tế xã hội phát triển hiện nay, việc người mang quốc tịch nước ngoài sinh sống, làm việc và có mối quan hệ mật thiết với các cá nhân Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến và được người Việt Nam để lại di sản thừa kế sau khi qua đời cũng không còn là điều xa lạ. Tuy nhiên vấn đề để lại di sản thừa kế cho người mang quốc tịch nước ngoài không phải là một thủ tục pháp lý đơn giản vì những hạn chế liên quan đến quốc tịch, quyền sở hữu,… Câu hỏi pháp lý được đặt ra là người mang quốc tịch nước ngoài có được nhận di sản thừa kế do cá nhân Việt Nam qua đời để lại hay không.

 

Căn cứ theo điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Có thể thấy, di chúc là ý chí tự nguyện của cá nhân, pháp luật không cấm cá nhân để lại di sản cho người nước ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cần lưu ý về quyền sở hữu cá nhân đối với một số loại tài sản, đặc biệt là bất động sản. Bởi vì pháp luật hạn chế quyền sở hữu bất động sản đối với cá nhân nước ngoài. Cụ thể, theo quy định tại Điều 159 Luật nhà ở 2014, Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Cá nhân nước ngoài hoàn toàn không có quyền nhận chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất để tự xây dựng nhà ở.

Cá nhân và tổ chức nước ngoài chỉ được phép sở hữu một số lượng nhà ở nhất định. Số lượng và cách thức xác định số lượng nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu được quy định chi tiết tại Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định số 99/2015/ NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở năm 2014 và Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở.

Cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà. Trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

Như vậy, người mang quốc tịch nước ngoài chỉ được quyền nhận thừa kế đối với nhà ở tại Việt Nam theo những điều kiện chặt chẽ với số lượng nhất định.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Tia Sáng về vấn đề để lại di sản thừa kế cho người mang quốc tịch nước ngoài, rất mong nhận được ý kiến góp ý từ quý độc giả.

Trân trọng,

Bình luận

Tìm kiếm về pháp luật để thắc mắc của bạn được giải đáp

VD: đơn ly hôn ly hôn đơn phương tư vấn luật tư vấn pháp luật đơn khởi kiện công ty luật luật sư tư vấn

Liên hệ với chúng tôi

Hãy gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Tin xem nhiều nhất

Ngày đăng: 21/04/2023
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi tiến hành thu hồi, người đang sử dụng đất sẽ không còn quyền sử dụng ...

HÃY GỬI CÂU HỎI CỦA BẠN
ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT

Về đầu trang