Xử lý vi phạm nhãn hiệu
Cập nhật:
12/03/2018 16:23
Lượt xem:
830
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và đặc biệt việc vi phạm nhãn hiệu là một trong các vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến uy tín thương hiệu của doanh nghiệp cũng như lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp là chủ sở hữu nhãn hiệu. Việc vi phạm nhãn hiệu làm cho các chủ doanh nghiệp bức xúc nó thực sự là một vấn nạn luôn rình rập mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh và phát triển thương hiệu. Với kinh nghiệm của một đại diện sở hữu trí tuệ, Công ty luật Tia Sáng tin tưởng rằng sẽ hỗ trợ tối đa giải pháp xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ/ xử lý vi phạm nhãn hiệu cho doanh nghiệp.
Để tiến hành xử lý vi phạm doanh nghiệp cần xác lập căn cứ vi phạm thông qua việc cung cấp cho Luật Tia Sáng các tài liệu như sau:
Giấy ủy quyền (theo mẫu do Công ty Luật Tia Sáng cung cấp;
Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
Mẫu sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp;
Mẫu sản phẩm của bên vi phạm nhãn hiệu hoặc tài liệu chứng minh dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu của bên vi phạm;
Thông tin bên vi phạm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ (nếu có).
Thực hiện giám định nhãn hiệu để có chứng cứ chứng minh việc vi phạm của bên vi phạm so với nhãn hiệu đã được bảo hộ;
Bước 1: Tư vấn cảnh báo vi phạm đối với bên vi phạm:
Sau khi có căn cứ và nhận ủy quyền của doanh nghiệp, Luật Tia Sáng tiến hành thực hiện cảnh báo thông qua tư cách đại diện sở hữu trí tuệ yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu:
Tra cứu, xác định chính xác thông tin đơn vị vi phạm;
Tư vấn, soạn thảo các văn bản yêu cầu đơn vị vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu.
Đại diện cho doanh nghiệp liên hệ làm việc với bên vi phạm yêu cầu chấm dứt vi phạm.
Bước 2: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của đơn vị vi phạm bằng biện pháp hành chính:
Giám định Sở hữu trí tuệ;
Đại diện thực hiện thủ tục xử lý theo vi phạm hành chính: liên hệ và tiến hành nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cơ quan quản lý thị trường, Cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Cơ quan Công an Kinh tế, thanh tra Khoa học công nghệ…