Luật sư trả lời:
Thứ nhất, người bị hại có được rút đơn bãi nại hay không ?
1. Quy định về việc rút đơn bãi nại của Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Như vậy, theo quy định trên thì trong trường hợp bị hại là 2 thanh niên kia hoặc người đại diện hợp pháp của bị hại là gia đình hoặc người thân thích của 2 thanh niên kia rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án đó sẽ được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Một quy định của Luật giao thông đường bộ là khi bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Thứ hai, tư vấn cụ thể trường hợp rút đơn bãi nại của gia đình nạn nhân
Theo lời tường thuật của bạn thì bạn có nói nạn nhân đồng ý bãi nại và anh của bạn đã bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên theo quy định tại điều 155 BLHS thì luật chỉ cho phép khởi tố theo yêu cầu của người bị hại khi tội phạm được thực hiện được quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 BLHS. Căn cứ vào Bộ luật hình sự năm 2015 thì các tội danh trên lần lượt được quy định là
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác ( Điều 134)
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ( Điều 135)
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136)
Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác (Điều 138)
Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
Tội hiếp dâm ( Điều 141)
Tội cưỡng dâm (Điều 143)
Tội làm nhục người khác (Điều 155)
Tội vu khống ( Điều 156)
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226)
Như vậy, tội danh mà anh của bạn thực hiện lại được quy định tại điều 260 BLHS năm 2015 – Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Như vậy có thể thấy tội danh này không phải là tội được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, khi có dấu hiệu của tội phạm thì Cơ quan tiến hành tố tụng vẫn sẽ khởi tố vụ án như bình thường mà không phụ thuộc vào việc người bị hại có yêu cầu rút đơn hay không.
Thứ ba, về thời gian thụ lý hồ sơ của cơ quan công an thì việc quy định tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định cụ thể tại Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, chi tiết như sau:
Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
3. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:
a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;
b) Khám nghiệm hiện trường;
c) Khám nghiệm tử thi;
d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.
4. Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.
Cuối cùng, nếu bạn cảm thấy quyền và lợi ích hợp pháp của anh trai bạn đang bị xâm phậm bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ, công ty chúng tôi sở hữu nhiều luật sư giỏi và uy tín có thể giúp bạn đại diện tham gia tiến hành tố tụng. Chúc gia đình bạn sớm ổn định cuộc sống !